Tìm kiếm: bảo-hộ-ngược

DNVN - Dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet (OTT TV) tại Việt Nam được dự báo sẽ tạo giá trị 54 tỷ USD vào năm 2026. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng này, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa OTT TV nước ngoài và doanh nghiệp Việt.
DNVN - Bất chấp dịch bệnh Covid-19 và sự đe dọa đến từ các nền tảng truyền hình Internet xuyên biên giới, thống kê doanh thu năm 2020 của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ước đạt 8.700 tỉ đồng, tăng 1,1% so với con số 8.600 tỉ đồng ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số lượng thuê bao bị giảm 33.000 thuê bao.
DNVN - Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT khẳng định: “Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không cấm dịch vụ xuyên biên giới, nhưng nếu nội dung cung cấp trên dịch vụ này xâm hại đến lợi ích Quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam thì sẽ kiên quyết xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
DNVN - Theo ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV, để quản lý thị trường OTT TV thì chính sách phải vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam, vừa tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hợp tác, chuyển giao và học tập từ các đơn vị nước ngoài để cùng khai thác thị trường.
DNVN - Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền qua Internet của các nền tảng xuyên biên giới hiện nay, như là Netflix, Apple TV của Mỹ hoặc We TV của Trung Quốc, đang cung cấp tại Việt Nam khoảng 1 triệu thuê bao và doanh thu đã tiến dần tới con số 1.000 tỷ đồng, nhưng nhà nước vẫn chưa thu được thuế các dịch vụ này.
DNVN - Hiệp hội Truyền hình trả tiên Việt Nam (VNPayTV) đã công văn kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhà nước xem xét và có chủ trương, biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các nhà cung cấp OTT trực tuyến xuyên biên giới đã, đang xâm nhập tại Việt Nam.

End of content

Không có tin nào tiếp theo