Tìm kiếm: luật-về-hội

DNVN - Chim yến, loại chim có thể tạo ra tổ yến là thuốc bổ thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao đang bị tận diệt. Khi tình trạng người dân nhiều vùng đã bắt, giết chim yến để ăn thịt hoặc để phóng thả chim cầu may làm chúng sợ hãi bỏ đi diễn ra ở nhiều tỉnh, thành.
DNVN - Để làm rõ hơn nguyên nhân vì sao Hiệp hội Yến sào Việt Nam lại bị Bộ Nội vụ xem xét giải thể, khiến cho nhiều bà con nuôi yến hoang mang, lo lắng. Doanh nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn ông Lê Thành Đại - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Yến sào Việt Nam về nguyên nhân sâu xa khiến cho Hiệp hội Yến sào Việt Nam có nguy cơ bị tan rã.
DNVN - Tiến sĩ Tô Hoài Nam cho rằng, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối diện với nhiều yếu tố bất lợi cho tăng trưởng, sự hỗ trợ cho khu vực này còn rất ít, hầu như mọi nguồn lực từ vốn, công nghệ, chính sách hỗ trợ đều kém hiệu quả. Vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát của bộ máy nhà nước đối với khu vực này còn rất yếu.
Trong bối cảnh hiện nay, các cấp, các ngành phải tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp (DN) và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành thực sự văn hóa hội nhập. Một mặt phải hội nhập theo quy mô và tốc độ phù hợp năng lực và lợi ích của đất nước; mặt khác, không thể chờ đợi, để nhìn các thời cơ lần lượt trôi qua.
(DNVN) -"Hiệp hội làm cầu nối giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp. Mục tiêu cao nhất của hiệp hội là làm sao để DN bình an phát triển và hổ trợ phát triển tốt nhất", TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội DNNVV khẳng định tại đại hội.
Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các quy định về quyền tự do lập hội (TDLH) trong Công ước về Quyền TDLHvà bảo vệ quyền lập hội năm 1948 (Công ước TDLH) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc (LHQ) năm 1966 và Luật về Hội của một số nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Thụy Điển, Slovakia, Slovenia, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungary.... và các quy định về quyền TDLH trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 1946 đến nay, bài viết đề xuất một số ý kiến góp phần xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật về Hội dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV.
Trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thể chế, chính sách của các quốc gia càng ngày càng hoàn thiện trong tiến trình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các chính sách lao động của các quốc gia có nền tảng phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao hơn Việt Nam để tìm kiếm những kinh nghiệm cho hoạt động lập pháp cũng như thi hành pháp luật về lao động, hướng tới tạo động lực cho người lao động ở nước ta.
Ngày 21/04/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Mục đ khoản 4 Điều 5 của Nghị định quy định: Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội. Song, đến nay vẫn chưa có Luật về hội nên còn nhiều cách hiểu khác nhau về hội, và do đó còn nhiều vấn đề chưa có lời giải thỏa đáng phục vụ việc gia tăng số lượng và chất lượng hoạt động của các hội để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã thực hiện cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, với mong muốn góp tiếng nói vào việc giải quyết vấn đề trọng đại này trong bối cảnh chúng ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả

End of content

Không có tin nào tiếp theo