Tìm kiếm: làm-giàu-khác-người
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống.
Chị Trần Thị Ngọc Nhi (26 tuổi, ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) đối với cây lục bình có một ý nghĩa rất quan trọng, một cách làm giàu khác người. Suốt 5 năm qua, từ những loài cây hoang dại này, Nhi đã “hô biến” chúng thành những chiếc túi xách thời trang vô cùng độc – lạ, với hơn 400 mẫu mã bắt mắt.
Việc một cô gái khởi nghiệp với nghề làm khô cá tra đã tạo thêm một sản phẩm mới và công việc, thu nhập mới cho tỉnh Đồng Tháp. Quá trình khởi nghiệp của chị đã được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay vốn. Mô hình làm khô cá tra của chị Phan Thị Thúy Lan được đánh giá là làm giàu khác người.
Khởi nghiệp từ nước mắm nhĩ cá linh đậm đà hương vị quê hương, Lương Thị Bích Tuyền (sinh năm 1988, ở ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã vượt qua nhiều khó khăn để đưa đặc sản của quê hương tỏa đi muôn nẻo.
Với cô nàng hotgirl 9X Trần Thị Ngọc Nhi (SN 1995) ở TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) thì cây lục bình-thứ cả làng vứt đi mới chính là nguồn cảm xúc mãnh liệt giúp cô gái trẻ có ý tưởng thiết kế ra những bộ sưu tập thời trang mang “hơi thở” thiên nhiên. Cách kiếm tiền này được cho là làm giàu khác người.
Tạo ra loại trà thơm từ các loài hoa quê-đó là cách làm giàu khác người của cô giáo trẻ 9X Lương Thị Diễm Trinh ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Trinh đã tận dụng nguồn hoa hồng, qua đậu mắt biếc sẵn có của quê mình để tạo ra một bộ sưu tập trà hoa độc đáo.
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ đam mê, chị Trương Thị Thu nay đã có vườn lan mokara và ngọc điểm trị giá tiền tỷ tại thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu). Vườn lan này cũng cho gia đình chị Thu mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Điểm chú ý, vườn lan bạc tỷ được chị Thu gây dựng từ khu đất rẫy.
Chàng trai trẻ 9X Nguyễn Văn Đoài, ở thôn 1, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã bỏ nghề lái xe ô tô tải, lái xe taxi với thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng để về quê chăn trâu. Nhiều người ngạc nhiên cho anh là có hướng làm giàu khác người và gọi anh Đoài là bỏ vô lăng về quê làm... mục đồng.
Trái ngược với nhiều người lựa chọn trồng những loại cây hoa màu quen thuộc trên mảnh đất chiêm trũng huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, anh Lê Tiến Thành, sinh năm 1983, quyết định thử sức trồng bạc hà, giống cây lạ lẫm với hầu hết người nông dân.
Ông Phạm Thiện Nhân, chủ cơ sở nuôi ốc hương ở ấp Hòn Tre, xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên (Kiên Giang) cùng nhiều hộ dân nơi đây đã đổi đời nhờ ốc hương. Nuôi mỗi vụ nuôi từ 3-5 tháng, thu hoạch khoảng 20 tấn/vụ, lãi khoảng 3 tỷ đồng.
Anh Quách Minh Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre khởi nghiệp làm giàu khác người với một sản phẩm độc đáo, lạ lẫm-đó là đem trái dừa dứa nướng lên và bán. Với cách làm này, giá bán 1 trái dừa dứa cao hơn và lượng tiêu thụ cũng rất "hút hàng".
Lang thang hết nửa giờ quanh các vườn sâm, chúng tôi mới gặp được ông chủ Trần Hoàn - người được coi là giàu nhất Tây Nguyên, bởi giá trị vườn sâm khó mà ước đoán, chỉ có thể nói là vô giá.
May mắn có người thân chuyên sản xuất tinh dầu, cộng với những kiến thức tìm hiểu qua mạng internet, chị Hồ Thị Thu Thủy (thôn Plei Dư, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn bắt tay vào nấu tinh dầu bơ.
Mạnh dạn bỏ công việc ổn định tại một doanh nghiệp, Lê Thị Huế My cùng chồng là Lê Trọng Hiếu, đã về quê ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, mở xưởng sản xuất các dòng máy chạm gỗ, tiện gỗ tự động hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo