Tìm kiếm: ngành-hàng-trái-cây

DNVN - Xác định ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn để có sự đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ; lựa chọn ra 5 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại diện cho thương hiệu trái cây Việt Nam và tái cơ cấu lại ngành hàng là những “kế sách” từ chuyên gia, doanh nghiệp.
DNVN - Với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống, sản phẩm OCOP Vĩnh Long ngày càng khẳng định thương hiệu, được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, sự phát triển của sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn do quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, năng lực quản lý còn hạn chế.
Việc nâng giá trị nông thuỷ sản thông qua chế biến sâu được kỳ vọng có bước chuyển biến mới trong năm nay. Đồng thời, báo hiệu một giai đoạn mới đầy lạc quan khi một loạt dự án nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung vừa đi vào hoạt động hoặc đang gấp rút xây dựng.
Với khoảng 6.650ha diện tích cây ăn trái các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, để mở đường thoát thì phải có tầm nhìn dài hạn, chuyển đổi mùa vụ phù hợp và tái cấu trúc ngành hàng trái cây có tính bền vững hơn.
Lấy trọng tâm là phát triển thị trường nội địa, nhiều sản phẩm trái cây đặc sản đang tìm cách nâng cao chất lượng, ứng dụng truy xuất nguồn gốc, cải tiến cách đóng gói... để chinh phục người Việt. Sự thay đổi này trước kia chỉ diễn ra với hàng xuất khẩu.
Có 2 gánh nặng mà ngành nông sản Việt phải gánh vác hậu Covid-19 là từ khó khăn của các chuỗi bán lẻ trong nước và đình trệ giao thương quốc tế. Liệu các doanh nghiệp trong ngành này có chịu đựng nổi các “cơn bão” tiếp theo.
Để thương mại hóa 'vựa' nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp cốt lõi vẫn phải là chế biến, làm tốt hơn nữa về mẫu mã, bao bì, cũng như đẩy mạnh bán sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo