Tìm kiếm: xuất-khẩu-tinh-bột-sắn
DNVN - Đơn hàng suy giảm, chi phí đầu vào gia tăng, cộng với khó khăn trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đã khiến một số doanh nghiệp (DN) phải dừng xuất khẩu hoặc hoạt động cầm chừng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nhiều DN sẽ phải đóng cửa.
Ngành thuế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế, nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không để thất thoát ngân sách nhà nước trong hoàn thuế.
DNVN - Theo Trưởng Ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn, Công văn 632 của Tổng cục Thuế ban hành ngày 7/3 đã khiến hàng trăm doanh nghiệp (DN) ngành sắn bị ảnh hưởng. Chỉ một công văn hành chính này nhưng khi áp dụng cho tất cả các cục thuế địa phương thì ngành sắn "đứng yên"...
DNVN - Tổng cục Thuế khẳng định nội dung chỉ đạo tại Công văn 632/TCT-TTKT của Tổng cục Thuế là nhất quán với nội dung trao đổi, chỉ đạo tại cuộc họp với Hiệp hội sắn Việt Nam về điều kiện, thủ tục để được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước.
DNVN - Theo nguồn tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Ban Quản lý rủi ro (QLRR) của Tổng cục Thuế dự kiến đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial intelligence) vào tăng cường kiểm soát và phân tích rủi ro trên dữ liệu hóa đơn điện tử (HĐĐT).
Trung Quốc đang chiếm tới 93,5% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước. Dự báo trong thời gian tới, thị trường sắn sẽ vẫn sôi động do nhu cầu của Trung Quốc tăng cao.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn ước đạt 1,78 triệu tấn với trị giá 619 triệu USD, tăng 15,6% về khối lượng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Năng suất sắn của Thái Lan – nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc trong năm 2020 dự báo giảm 20% so với năm 2019, là cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.
10 tháng năm 2019 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 1,89 triệu tấn tương ứng với 738 triệu USD, giảm 6,1% về khối lượng và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Dự báo 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp canh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn từ Lào và sản lượng sắn của Campuchia niên vụ 2019-2020 tiếp tục giảm thêm 20% so với vụ trước.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8/2019 đạt 180,72 nghìn tấn, trị giá 71,82 triệu USD, tăng 88,2% về lượng và tăng 70,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2018 đạt 2,4 triệu tấn, với kim ngạch 958,4 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 7,1% về giá trị so với năm 2017. Như vậy, sau nhiều năm sắn nằm trong câu lạc bộ tỷ đô, thì năm 2018 đã bị rời khỏi câu lạc bộ này.
Ngày 20/11, Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, từ tháng 5/2018 đến nay, phía Trung Quốc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào và quan tâm tìm kiếm thị trường nên nhiều mặt hàng đạt kim ngạch cao, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như hoa quả tươi, thủy sản, hạt phụ gia nhựa, dăm gỗ, dệt may...
End of content
Không có tin nào tiếp theo