Tìm kiếm: xuất-khẩu-vào-EU
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
DNVN - “Diễn đàn và triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024” (GEFE 2024) sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 21 -23/10, với sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu châu Âu. Đây là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, góp phần thúc đẩy một nền kinh tế Việt Nam xanh, bền vững.
DNVN - Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) do EU quy định nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều thông tin chưa rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị cần thiết từ phía doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước khiến việc triển khai cơ chế này tại Việt Nam gặp không ít thách thức.
DNVN - Các thị trường nhập khẩu lớn đối với sản phẩm da giày, túi xách Việt Nam đưa ra nhiều quy định, đạo luật mới liên quan đến sinh thái, chống phá rừng, hộ chiếu với sản phẩm hay truy xuất chuỗi cung ứng. Tuy vậy, doanh nghiệp Việt vẫn chưa nắm được quy trình, thủ tục để chứng minh khi xuất khẩu.
DNVN - Trong bối cảnh doanh nghiệp ngành thép đứng trước áp lực lớn trong chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của EU về đánh thuế carbon từ năm 2026, giới chuyên gia cho rằng, nỗ lực của riêng ngành này là chưa đủ, đòi hỏi sự chuyển động bao trùm liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
DNVN - Trong báo cáo vừa gửi tới Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề cập tới 7 vướng mắc chính của doanh nghiệp trong ngành, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thuỷ sản trong quý II/2024.
EU là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, tuân thủ IUU và nỗ lực gỡ “thẻ vàng” là điều Việt Nam bắt buộc phải làm.
DNVN - Khó làm giấy xác nhận nguyên liệu, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản, phát sinh thêm nhiều yêu cầu về mặt chứng từ liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu là 3 nút thắt về nguyên liệu cần được tháo gỡ để xuất khẩu cá ngừ có thể tái đạt mốc 1 tỷ USD trong năm nay.
DNVN - Chiến lược "từ trang trại đến bàn ăn", cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), quy định về sản phẩm chống phá rừng EUDR là những quy định, chiến lược tiêu chuẩn mới của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến lĩnh vực có thế mạnh của địa bàn Tây Nguyên, đòi hỏi phải có giải pháp thích ứng.
Hiện nay, gạo thơm ST24 và ST25 đang được quảng bá tại thị trường tại Bỉ và EU, nhưng do chủng gạo này chưa được hưởng ưu đãi theo khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nên phải cạnh tranh hạn ngạch thuế quan chung với các nước...
DNVN - Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), để xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chất lượng gạo nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
DNVN - Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), từ ngày 6/2, EU áp dụng quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm. Các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát cửa khẩu là ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%.
DNVN - Hỗ trợ tích cực trong điều tra chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành tôm, xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc, có chính sách kiểm soát giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu… là những đề xuất được VASEP trình lên Thủ tướng Chính phủ nhằm củng cố và tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thuỷ sản.
Ghi nhận giá nông sản ngày 5/12, mặt hàng cà phê giảm 200 đồng/kg, trong khi hồ tiêu tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường Liên minh châu Âu đang và sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, đòi hỏi cấp bách các doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và thích ứng với các chính sách trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu để duy trì xuất khẩu bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo