Tìm kiếm: đăng-ký-thông-tin-thuê-bao
Theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong 1 tháng tới, các nhà mạng sẽ phải rà soát những người đứng tên từ 4 SIM trở lên để đảm bảo chính chủ sử dụng.
DNVN - Quản lý thông tin thuê bao không đúng quy định, để cho nhân viên đại lý, điểm cung cấp dịch vụ sử dụng thông tin cá nhân hoặc thông tin của người khác để đăng ký…, 7 doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Gtel Mobile, iTel, Mobicast bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng.
DNVN - Từ ngày 1/12/2021, khách hàng của Viettel đã đăng ký thông tin thuê bao chính chủ và sử dụng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề có thể sử dụng Viettel Money mà không cần tài khoản ngân hàng.
DNVN - Trong thời gian qua, các hành vi lừa đảo công nghệ cao tăng mạnh với các thủ đoạn tinh vi; trong đó, xuất hiện tình trạng tượng lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM thuê bao di động để đánh cắp mã OTP, sau đó rút tiền từ thẻ tín dụng hoặc vay tiền online.
DNVN - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa yêu cầu lực lượng quản lý thị trường các địa phương hỗ trợ kiểm tra hoạt động mua, bán SIM trên thị trường, theo đề nghị của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.
DNVN - Hiện nay, vẫn diễn ra tình trạng bán SIM rác được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt dịch vụ di động trả trước của nhà mạng, người dùng mua SIM kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký thông tin. Những vi phạm này chủ yếu tại đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông.
DNVN - Trong đợt thanh tra đã tịch thu 6.900 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Tổng số tiền xử phạt của Thanh tra Bộ TT&TT và các Sở TT&TT khoảng 777 triệu đồng. Thanh tra Bộ TT&TT đã chỉ ra 4 nguyên nhân SIM rác vẫn được bán trên thị trường.
DNVN - Kể từ 0h ngày 1/6/2020, ba nhà cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất là Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ dừng phát hành sim mới trên hệ thống kênh phân phối ủy quyền (đại lý, điểm bán). Đây được coi là biện pháp mạnh mà ba nhà mạng triển khai nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để sim rác.
Từ 1/10/2019, Bộ TT&TT triển khai đợt thanh tra trên toàn quốc xử lý SIM rác. Theo đó, các Sở TT&TT sẽ tiến hành thanh tra các doanh nghiệp viễn thông di động, tổ chức, cá nhân, cửa hàng, đại lý phân phối, bán SIM điện thoại trái pháp luật trên địa bàn.
Cục Viễn thông đang làm việc với Bộ Tài chính để ban hành giá cước trung bình theo Nghị định 25 và nghiên cứu đề xuất của các nhà mạng điều chỉnh mức trần khuyến mại cho thuê bao trả trước từ mức 20% hiện nay lên 50%.
Sau 15/5, hai nhà mạng lớn đã đồng loạt thông báo sẽ áp dụng đúng quy định trong việc thực hiện việc bổ sung thông tin thuê bao di động và ảnh chân dung theo đúng Nghị định 49. Thuê bao không bổ sung sẽ bị khóa một chiều vào ngày 02/06/2018, tức sau 15 ngày nhận thông báo.
Ba nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone cài sẵn ứng dụng cho phép tải thông tin và tính phí, thu hàng trăm tỉ đồng; chấp nhận cho đăng ký thuê bao bằng CMND họ tên không có thực, ảnh và tên trên CMND phản cảm, tục tĩu...
Từ 15/5 đến 30/8/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành tổng thanh tra diện rộng trên cả nước về việc tiếp nhận, đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước.
Theo kết quả thanh tra do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an thực hiện, cả 3 ông lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone đều vi phạm các quy định về đăng ký thuê bao di động trả trước. Cục Viễn thông đã quyết định xử phạt MobiFone số tiền 23,5 triệu đồng; VinaPhone 25 triệu đồng; và Viettel 70 triệu đồng.
Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng nếu không xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo