Kinh tế ban đêm - Trợ lực mới giúp Việt Nam phục hồi sau Covid-19
Ngành dệt may, da giày gặp khó do dịch COVID-19 / Miền Trung - Tây Nguyên: Không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá do Covid-19
Kinh tế ban đêm tạo "xung lực" mới
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu chính thức xác định quy mô, tác động của kinh tế ban đêm đến hoạt động kinh tế nói chung. Mới đây,Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtĐề án Phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) bởi đây là xu hướng phù hợp với quốc tế, tạo thêm cơ hội mới cho tăng trưởng, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Mục tiêu của Đề án là khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. (Ảnh:Phố Tạ Hiện (Hà Nội) tấp nập hàng quán, du khách về đêm) |
Có khá nhiều định nghĩa về "Kinh tế ban đêm" (Night-time economy), song KTBĐ có thể được hiểu là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 17h tối hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm...
Trên thế giới, KTBĐ đêm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế, tạo ra khoảng 80 tỷ USD doanh thu hàng năm và là ngành kinh tế đứng thứ 5 của Vương quốc Anh. New York là thành phố không ngủ, kinh tế ban đêm đóng góp hơn 10 tỷ USD vào nền kinh tế của toàn thành phố. Nhật Bản, quy mô thị trường kinh tế đêm khoảng 3,7 tỷ USD...
Thí điểm phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Namsẽ góp phần quan trọng trợ lực cho nền kinh tế trong bối cảnh đất nước đang cần thêm động lực mới để hồi phục kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19.
Tại thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến phố với các hoạt động được xem là ví dụ điển hình thể hiện rõ mô hình hoạt động của kinh tế ban đêm. Nhiều khu phố trưng đèn tới sáng và các hoạt động kinh doanh chỉ thực sự "bùng nổ"sau khi mặt trời lặn.
Trên thực tế, một số địa phương cũng đã rất hăng hái triển khai kế hoạch phát triển KTBĐ dưới nhiều hình thức, như mở các tuyến phố đi bộ, chợ đêm, khu mua sắm, khu ẩm thực… Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động KTBĐ cũng là thách thức đối với các địa phương, đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát chất lượng và giá cả hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Con đường phát triển kinh tế ban đêm đối với các địa phương không phải là thuận lợi như nhau.Do vậy Đề án phát triển KTBĐ vừa được Thủ tướng phê duyệt nêu rõ: Thí điểm phát triển kinh tế 24h đối với những thành phố, đô thị nhiều tiềm năng phát triển KTBĐ, đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của địa phương, doanh nghiệp và người dân về KTBĐ, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Điều này là không hề dễ dàng, bởi hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khiến ngay cả các hoạt động dịch vụ, du lịch thông thường cũng đã và đang đứng trước hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đã đến lúc, Việt Nam không thể đứng ngoài "cuộc chơi" kinh tế ban đêm.
"Thắp sáng" kinh tế ban đêm thế nào?
Ở vào thời điểm này, khi Covid-19 đang hoành hành, chưa thể nói ngay tới việc phát triển KTBĐ, song đây lại là cơ hội để Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc phát triển KTBĐ, để ngay sau khi đại dịch qua đi là có thể bắt tay làm ngay, góp phần hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế.
Theo đánh giá của TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM),KTBĐ không phải là mô hình hoàn toàn mới, mà đã trải qua nhiều thập kỷ hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới.
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương |
TS. Hồng Minh cho rằng, việc ban hành Đề án phát triển KTBĐ thể hiện quyết tâm không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào cho tăng trưởng kinh tế. Đặt trong bối cảnh Chính phủ đang chủ trương phòng chống dịch hiệu quả nhưng không lơ là nhiệm vụ phát triển kinh tế, việc thực hiện Đề án sẽ là minh chứng sống động cho quyết tâm khơi thông hoạt động kinh tế. Sự quan tâm của không ít bộ, ngành, địa phương chính là cở sở để tin tưởng mô hình thí điểm về KTBĐ sẽ sớm được triển khai và nhân rộng.
"Sẽ còn nhiều điều phải làm để cụ thể hóa chính sách phát triển KTBĐ trên thực tế. Quá trình này có thể bị ảnh hưởng, song không dừng lại ngay cả khi ngành du lịch nước ta gặp khó vì đại dịch Covid-19. Cần lưu ý, KTBĐ đã có tương tác không nhỏ với các mô hình kinh tế khác như kinh tế chia sẻ, kinh tế số… Chẳng hạn, hoạt động giao đồ ăn qua mô hình kinh tế chia sẻ đã rất phổ biến trong khung thời gian của KTBĐ. Khai thác những tương tác này có thể bù đắp động lực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch", Viện trưởng CIEM nói.
Việt Nam đã và đang thực hiện là tìm kiếm thêm các động lực tăng trưởng, đặc biệt thông qua các mô hình kinh tế mới. Với việc ban hành Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam cho thấy Chính phủ coi KTBĐ là một động lực mới cho phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19.
Hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, và chắc chắn sẽ làm chậm quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau đại dịch và sau giãn cách xã hội trên thế giới, Việt Nam vẫn được coi là một điểm sáng, có sức hút du lịch và việc phát triển kinh tế ban đêm có thể gặp nhiều thuận lợi trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025