Đà Nẵng: Dự kiến thực hiện trạng thái "bình thường mới" cuối tháng 9/2021
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Giám đốc CDC Đà Nẵng: Dự báo số ca mắc COVID-19 còn tăng trong thời gian tới
Xét nghiệm hơn 4,1 triệu lượt người, vẫn còn ca dương tính trong cộng đồng
Theo đó, năm 2021, Đà Nẵng bắt đầu ghi nhận ca mắc đầu tiên vào ngày 3/5, tính đến ngày 10/9 TP ghi nhận 4.780 ca mắc COVID-19; trong đó có 53 ca tử vong, tỷ lệ tử vong là 1,05%. Tổng số người đã được điều trị khỏi bệnh là 3.275 người. Cộng dồn từ ngày 3/5 đến nay, TP Đà Nẵng đã xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho hơn 4,1 triệu lượt người.
Phường Tam Thuận (quận Thanh Khê) hiện là một trong những điểm nóng về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Đà Nẵng
Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, kết quả cho thấy trong vòng 20 ngày, có 2.400 ca mắc COVID-19 được phát hiện từ những trường hợp phát hiện qua xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm đại diện hộ gia đình; nhiều bệnh nhân không có triệu chứng, có yếu tố gia đình, đồng nghiệp tiềm ẩn trong cộng đồng được phát hiện và cách ly, điều trị; số ca bệnh phát hiện qua xét nghiệm đại diện hộ gia đình và khu phong tỏa giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên theo Sở Y tế Đà Nẵng, trên địa bàn vẫn còn ghi nhận một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sau khi hoàn thành cách ly tập trung; có nhiều trường hợp bệnh nhân không rõ nguồn lây tại cộng đồng. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ việc cung ứng hàng hoá, thực phẩm; lái xe và người về từ vùng dịch; đặc biệt là xe được cấp luồng xanh của quốc gia. Xuất hiện nhiều ca bệnh trong các khu vực kiệt, hẻm, khu chung cư, phòng trọ…
Dịch bệnh kéo dài, các biện pháp giãn cách xã hội liên tục được áp dụng khiến các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa bị trì trệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân; nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc làm… Việc triển khai phương thức “3 tại chỗ”, “một cung đường 2 điểm đến” gặp khó khăn do chi phí vận hành gia tăng và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho người lao động.
Thực hiện trạng thái bình thường mới sau khi đã bao phủ vaccine khoảng 70% dân số
Về các giải pháp trọng tâm thời gian tới, TP Đà Nẵng quyết tâm bóc tách F0 nhanh nhất ra khỏi cộng đồng, khống chế dịch bệnh nhanh nhất. Dự kiến thời gian thực hiện trạng thái bình thường mới là vào cuối tháng 9/2021, sau khi đã bao phủ vaccine khoảng 70% dân số.
Theo CDC Đà Nẵng, tính đến chiều 11/9, Đà Nẵng đã tiếp nhận 543.956 liều vaccine do Bộ Y tế phân bổ; trong đó đã tiêm 337.976 liều, gồm 280.695 người đã tiêm mũi 1 và 57.275 người đã tiêm mũi 2. Theo Cổng Thông tin tiêm chủng COVID-19 quốc gia sáng 12/9, tổng số dân của Đà Nẵng là 1.134.310 người, trong đó dân số từ 18 tuổi trở lên 826.933 người; tỷ lệ phân bổ vaccine trên dân số (từ 18 tuổi trở lên) đến hết tháng 9/2021 đạt tỷ lệ 32,2%.
Sở Y tế Đà Nẵng cho biết TP sẽ huy động mọi nguồn lực, hệ thống chính trị cùng tham gia vào các công đoạn; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác tiêm vaccine phòng COVID-19; Đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng nhanh nhất khi nhận đủ số lượng vaccine phòng COVID-19 trên cơ sở đúng đối tượng, đảm bảo “an toàn kép” với mục tiêu bao phủ vắc xin toàn dân một cách nhanh nhất.
Đồng thời tiếp tục phân tích, đánh giá nguy cơ, điều tra nguyên nhân các chuỗi lây nhiễm để áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhằm cắt đứt sự lây lan. Tiếp tục xây dựng kế hoạch xét nghiệm diện rộng trên địa bàn, nhằm phát hiện các bệnh nhân tiềm ẩn trong cộng đồng, để cách ly, điều trị kịp thời, cắt đứt các chuỗi lây nhiễm.
TP dự kiến cho phép một số hoạt động mở cửa, làm việc trở lại tại khu vực vùng xanh, vùng vàng kèm theo các điều kiện phòng, chống dịch của các lĩnh vực. Triển khai kiểm soát ra đường của người dân vùng xanh và vùng vàng bằng Giấy đi đường QRCode, Thẻ đi chợ QRCode; cùng với đó là hướng dẫn người dân di chuyển giữa vùng xanh và vùng vàng, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng; thực hiện xét nghiệm thường xuyên để tầm soát.
Tại báo cáo số 4271/BC-SYT gửi Bộ Y tế ngày 11/9, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết TP Đà Nẵng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm phân bổ vaccine cho TP trong thời gian đến để phục vụ công tác tiêm chủng cho nhân dân, đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng; đồng thời tiếp tục hỗ trợ các phương tiện, các điều kiện đảm bảo triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đề xuất Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia tiếp tục quan tâm, hỗ trợ TP trong công tác chuyên môn, kỹ thuật; đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn nguồn lây nhiễm, các biện pháp cách ly y y tế phù hợp để hạn chế sự lây lan, hạn chế các trường hợp dương tính sau khi hoàn thành cách ly tập trung, tái dương tính sau khi khỏi bệnh….
Nhiều khó khăn, hạn chế đã được chỉ rõ Tại báo cáo 4271/BC-SYT gửi Bộ Y tế ngày 11/9, Sở Y tế Đà Nẵng cũng chỉ ra nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm đại diện hộ gia đình, khu phong tỏa tại cộng đồng, tiêm vaccine... Việc giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu vực phong tỏa chưa được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ, xảy ra các vấn đề gây nguy cơ lây lan dịch bệnh,đặc biệt là việc kiểm soát, giám sát tuân thủ không ra khỏi nhà của người dântại các kiệt, hẻm nhỏ còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương chưa thật sự chủ động, đồng bộ và còn nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện. Các lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt trong khu vực phon tỏa (và cả chốt nội thị) chưa thực hiện phòng hộ, phòng chống lây nhiễm đúng cách. Tại các cơ sở cách ly tập trung cũng còn một số hạn chế có nguy cơ lây nhiễm chéo do cơ sở vật chất chưa đảm bảo (diện tích phòng cách ly, nhà vệ sinh chung, lối đi chung, nhiều nhóm đối tượng cách ly chưa được phân tầng cụ thể...); việc quản lý, giám sát cách ly chưa thực sự quyết liệt; ý thức của một bộ phận người cách ly chưa tốt. Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng, công tác xét nghiệm tuy đã cải thiện về tốc độ lấy mẫu, xử lý mẫu và trả kết quả xét nghiệm nhưng còn gặp nhiều vấn đề. Với áp lực lấy hàng nghìn mẫu trong một buổi và điều kiện, cơ sở vật chất tại các điểm lấy mẫu cộng đồng, thời tiết nắng nóng khiến kỹ thuật lấy mẫu và các yêu cầu về giãn cách tại điểm lấy mẫu chưa được đảm bảo. Việc đánh giá nguy cơ chưa đúng dẫn đến áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch chưa phù hợp. Cụ thể là khoanh vùng quá hẹp ngay từ đầu mà chưa thực hiện nguyên tắc phong tỏa cứng rộng từ đầu để làm xét nghiệm rộng, căn cứ kết quả xét nghiệm mới thu hẹp phạm vi phong tỏa cứng. Việc xác định F1 và F nguy cơ chưa đúng, một số (không nhiều) các lực lượng, ngay cả đội ngũ y tế còn lúng túng trong việc xác định F1, F nguy cơ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo