Chuyển đổi số

Dùng đòn bẩy số 'vá lại vết thương’ cho doanh nghiệp

Việc đánh giá mức độ sẵn sàng với chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt giữa đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 là rất cần cần thiết, nhằm tìm ra những “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp "vá lại các vết thương” và có sức bật phục hồi tốt hơn sau đại dịch.

Sàn thương mại điện tử có thể bị ảnh hưởng tiêu cực vì quy định phải kê khai và nộp thuế hộ người bán / Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nông dân chính là người quyết định thắng lợi của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp

Mới đây, theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nông sản Việt lần đầu tiên đã được xuất khẩu (XK) sang thị trường châu Âu theo mô hình “Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới” trên nền tảng TMĐT do Việt Nam phát triển và vận hành.

Xuất khẩu trực tuyến trái vải

Cụ thể là hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được Sàn TMĐT Vỏ Sò XK và thông quan thuận lợi tại cảng sân bay Frankfurt (Đức) hôm 22/6, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nước sở tại và được giao tận tay bà con kiều bào tại Đức, Séc.

HINH-6357-1624441218.jpg

Các nhà sản xuất Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số để "vá các vết thương” do dịch Covid-19 gây ra.

Đây là chương trình hợp tác giữa Cục TMĐT và Kinh tế số với Sàn TMĐT Voso và Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) để từng bước phát triển ứng dụng TMĐT xuyên biên giới cho DN XK của Việt Nam.

Theo đó, người tiêu dùng nước ngoài đặt hàng trên Vỏ Sò Global, trực tiếp thanh toán đơn hàng thông qua hệ thống thanh toán quốc tế được kết nối với sàn TMĐT. Sau đó, sàn TMĐT này sẽ thực hiện gom đơn, vải thiều sẽ được thu hoạch tại Việt Nam và vận chuyển bằng đường hàng không sang Đức, thông qua các đối tác vận tải của Viettel Post tại Đức để giao tới tận nhà người tiêu dùng châuÂu trong một phạm vi nhất định.

Điểm đáng chú ý là làm sao để giải được bài toán cho chuỗi logistics đối với quả vải Việt Nam sang EU khi đây là loại đặc sản có tính chất mùa vụ với thời gian thu hoạch và tiêu dùng rất ngắn, khó vận chuyển và bảo quản?

Để giải quyết những khó khăn này, sàn TMĐT Vỏ Sò đã tận dụng hệ thống logistics thông minh của Viettel để đưa ra phương án tối ưu về thủ tục, thời gian di chuyển và chi phí. Khi mô hình phát triển tới quy mô nhất định, vấn đề chi phí logistics sẽ ngày càng được tối ưu hóa, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam XK sang EU.

Có thể nói, việc dùng TMĐT và hệ thống logistics thông minh để XK trực tuyến chính là “đòn bẩy số” giúp cho nông sản Việt có thể vươn xa trong thời điểm mà dịch Covid-19 ở trong nước vẫn đang diễn biến phức tạp.

 

Các DN XK nông sản nói riêng và các DN Việt nói chung có lẽ cũng nên sớm học hỏi và ứng dụng nền tảng kinh tế số như trên, nhằm từng bước phát triển TMĐT xuyên biên giới. Tất nhiên là cần có sự hỗ trợ từ những tổ chức, đơn vị có kinh nghiệm.

Cần lưu ý thêm là việc ứng dụng hiệu quả các nền tảng kinh tế số hiện nay chỉ dừng lại ở các DN vốn có chiến lược kinh doanh tiên tiến và nguồn lực phù hợp. Còn đa số DN nhỏ và vừa vẫn khá lúng túng trong chuyện này, trong khi bản thân DN thì đang chịu đựng nhiều “vết thương” do dịch Covid-19 gây ra.

Đo lường khả năng từng doanh nghiệp

Điều đó có thể dễ dàng nhìn thấy trong lĩnh vực TMĐT. Theo giới chuyên gia, nếu DN nội địa nào chậm triển khai TMĐT thì sẽ gặp nhiều rủi ro khi khó tiếp cận khách hàng ở các địa phương khác và rất khó tiếp cận thị trường nước ngoài trong thời đại XK trực tuyến đang nổi lên mạnh mẽ, bao gồm bán lẻ trực tuyến qua biên giới.

Không những vậy, cùng với việc chậm triển khai TMĐT là chậm chuyển đổi số dẫn tới DN có năng lực cạnh tranh thấp, chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cao. Và điều này càng thấy rõ trong mùa dịch Covid-19 khiến cho nhiều DN Việt dễ bị tổn thương vì chậm chuyển đổi, nên họ rất cần phải dùng đến “đòn bẩy số” để "vá lại các vết thương”.

 

Mới đây, nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia đến từ Đại học RMIT và đơn vị tư vấn đổi mới sáng tạo toàn cầu Consulus đã bắt tay hợp tác thực hiện dự án nghiên cứu “Đánh giá mức độ sẵn sàng Thông minh 4.0 nhằm phục hồi trong thời kỳ hậu đại dịch ở Việt Nam”.

Mục đích của nhóm nghiên cứu là đánh giá và đưa ra những nhận định về sự sẵn sàng đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam, thông qua việc lấy ý kiến và quan điểm của đại diện các DN trong những ngành chủ chốt như du lịch khách sạn, tài chính ngân hàng, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, bất động sản, dịch vụ ăn uống và bán lẻ, sản xuất, thương mại và kinh doanh quốc tế.

Qua đó sẽ đo lường khả năng của từng DN, từng ngành và Việt Nam nói chung, để đưa ra những phương án hành động mang tính thống nhất và tạo ra giá trị trong thời kỳ đầy thách thức này.

Ts. Abel Alonso, đồng Chủ nhiệm dự án nghiên cứu, Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT cho biết, qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng của các DN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao hiểu biết về các năng lực, nguồn lực và hạn chế của các ngành và DN, cùng với những tác động đối với chính họ và các bên liên quan, bao gồm Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

“Đồng thời, kết quả của dự án sẽ cung cấp những nhận định có giá trị về những thách thức và cơ hội đặt ra cho các ngành cũng như các DN Việt Nam để nâng cao kết quả tăng trưởng, quốc tế hóa và năng lực cạnh tranh tổng thể”, Ts. Abel nói.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm