Hỗ trợ doanh nghiệp

"Nhanh chóng nhập cuộc chuyển đổi xanh nhưng doanh nghiệp phải biết mình là ai"

DNVN - Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, chuyên gia Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Công nghệ Azitech cho rằng, doanh nghiệp cần nhanh chóng nhập cuộc trong tiến trình chuyển đổi xanh nhưng phải biết mình là ai, đang ở đâu để có lộ trình chuyển đổi phù hợp, hiệu quả.

Đoàn công tác Campuchia đến ĐBSCL tham quan mô hình sản xuất lúa thông minh / Quỹ đầu tư mạo hiểm Quest Ventures ra mắt không gian hợp tác đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng

Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, ông nhận thấy khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh là gì?
Ông Phạm Hoài Trung: Hiện các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi xanh. Trong đó, doanh nghiệp thiếu nhận thức chung về các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội trong sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp còn hạn chế về tiềm lực tài chính, thiếu hụt nguồn nhân lực chuyển đổi xanh
Đặc biệt, các doanh nghiệp gặp khó trong việc xây dựng các mô hình quản trị rủi ro để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp theo các tiêu chí phát triển bền vững. Cùng với đó, doanh nghiệp còn lúng túng khi xác định các chủ đề trọng yếu và lộ trình cho việc chuyền đổi.
Doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ và vừa, vậy theo ông, trong tiến trình chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp cần phải làm như thế nào?
Ông Phạm Hoài Trung: Theo tôi, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch chuyển đổi xanh trong vòng 3 năm. Trong năm đầu tiên, doanh nghiệp cần phân tích xác định, bối cảnh doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức về thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị) đại cương . Xác định năm cơ sở để tuyên bố về việc thực hành PTBV. Cùng với đó, cần tiếp cận kiến thức cơ bản về kiểm kê, lập báo cáo phát thải khí nhà kính. Sau khi đưa ra lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn hỗ trợ cho PTBV cần thu thập thông tin, lập nhật ký quá trình PTBV.

Chuyên gia Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Công nghệ Azitech.
Trong năm thứ hai, doanh nghiệp cần đưa ra mục tiêu và điểm số đánh giá theo các tiêu chí ESG. Thực hành một trong số các tiêu chuẩn ngành và chủ đề PTBV. Sau đó, tiến hành thực hành kiểm kê báo cáo phát thải khí nhà kính, đưa ra các chiến lược quản trị ESG và lập báo cáo PTBV.
Sang tới năm thứ ba, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thêm các tiêu chuẩn chủ đề, lựa chọn khung báo cáo PTBV phù hợp. Ra chiến lược quản trị ESG mang tính trung và dài hạn. Song song với đó, lập dự án tăng cường, giảm phát thải khí nhà kính, xác định dấu chân carbon cho sản phẩm, trung hoà carbon.
Ông có lưu ý, lời khuyên nào để doanh nghiệp có thể bắt nhịp với chuyển đổi xanh, triển khai ESG một cách hiệu quả?
Ông Phạm Hoài Trung:Để không bị chậm chân trong "cuộc chơi" Net Zero, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nhập cuộc và có những hành động thực tế. Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng PTBV không phải câu chuyện một sớm một chiều mà là chặng đường dài.
Có thể nhiều doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi xanh phải tốn nhiều tiền. Tuy nhiên, quyết định chuyển đổi xanh phải phụ thuộc vào bối cảnh, doanh nghiệp phải căn cứ vào tác động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào, với xã hội như thế nào. Sau khi hiểu chính xác rằng với quy mô và bối cảnh của doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp có những tác động gì lên môi trường, xã hội, lúc đó doanh nghiệp mới biết phải làm như thế nào, từ đó quyết định đi con đường nào, đưa ra chính sách PTBV nào cho đúng đắn.
Để chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần thực hiện theo từng lộ trình cụ thể. Phân tích xác định bối cảnh, đưa ra lộ trình cho doanh nghiệp chuyển đổi phát triển bền vững, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về tiết kiệm năng lượng, mở rộng nhà sản xuất.

Chuyển đổi xanh hướng đến PTBV là xu thế không thể đảo ngược.
Tôi cho rằng, đến nay đã nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến PTBV. Minh chứng là các doanh nghiệp có ý thức tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm phát thải rất cao.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp cần có nhận thức hoàn hảo, tổng quan về vấn đề PTBV, nhìn lại xem mình đã làm tốt những gì để tiếp tục phát triển, những gì cần cải thiện thì lập ra lộ trình theo từng năm. Đồng thời phải liên tục xem xét, cập nhật các văn bản, quy định của Nhà nước xem tại thời điểm nào doanh nghiệp phải tuân thủ.
Theo con đường PTBV, doanh nghiệp không được vội vàng, không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện ngay được. Quan trọng nhất doanh nghiệp phải tự phân tích, đánh giá xem mình là ai, đang ở đâu, trong bối cảnh như thế nào, với khả năng doanh nghiệp có thể làm được gì. Chỉ như vậy, tiến trình chuyển đổi xanh, PTBV của doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả.
Chuyển đổi xanh, PTBV là xu thế bắt buộc trong giai đoạn hiện nay. Trong khi doanh nghiệp Việt còn hạn chế về tiềm lực về tài chính và nhân lực. Các chương trình đào tạo, tư vấn của Azitech được thiết kế như thế nào để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, thưa ông?
Ông Phạm Hoài Trung: Nắm bắt được khả năng và nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam, các chương trình đào tạo, tư vấn của Azitech được thiết kế theo một lộ trình cụ thể theo từng bước. Bắt đầu từ việc đào tạo giúp doanh nghiệp có nhận thức đại cương về các tiêu chí PTBV. Sau khi hướng dẫn phương pháp xác định bối cảnh phù hợp của doanh nghiệp là phương pháp lựa chọn các chủ đề trọng yếu, đặt ưu tiên chuyển đổi phù hợp với bối cảnh và khả năng thực tế của doanh nghiệp.
Bước tiếp theo, giúp doanh nghiệp nhận thức được về quản trị rủi ro gián đoạn động kinh doanh liên tục từ việc phân tích đánh giá các tác động thực tế của doanh nghiệp lên môi trường, xã hội của doanh nghiệp và lập phương án để quản trị các rủi ro này.
Ngoài, ra, Azitech còn cung cấp kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp về quản lý khí nhà kính.
Đội ngũ chuyên gia của Azitech với nhiều năm kinh nghiệm về PTBV, đạt nhiều chứng chỉ của các tổ chức quốc tế có uy tín đã, đang và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hành PTBV theo các tiêu chí ESG một cách hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm các yêu cầu về tiết kiệm chi phí, trên cơ sở phát huy tối đa năng lực và tài nguyên sẵn có.
Qua đó giúp doanh nghiệp gia tăng vị thế, thương hiệu và mở ra nhiều cơ hội phát triển mới trong xu hướng chuyển đổi hướng đến nền kinh tế xanh.
Nguyệt Minh (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm