Hỗ trợ doanh nghiệp

ASEAN lắng nghe giải pháp của Việt Nam giúp doanh nghiệp sớm hồi phục sau Covid-19

DNVN - Tại “Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN”, đại diện các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại Việt Nam đã đánh giá cao các giải pháp của Việt Nam trong chống dịch Covid-19, cũng như các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ. Đây là những kinh nghiệm mà các nước ASEAN mong muốn Việt Nam chia sẻ.

Nâng cao nội địa hóa trong cuộc cạnh tranh sống còn của ngành công nghiệp ô tô / Không vay ODA Trung Quốc làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hơn 11 nghìn tỷ đồng

 tại “Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” diễn ra tại Hà Nội ngày 25/6/2020.

“Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” diễn ra tại Hà Nội ngày 25/6/2020.

Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam tại “Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” diễn ra tại Hà Nội ngày 25/6/2020, bà Masriati Lita S.Pratama (Tham tán công sứ Indonesia tại Việt Nam) cho biết: “Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế ASEAN nói chung và đặc biệt là các đối tượng yếu thế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nói riêng. Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36, chúng tôi rất hi vọng được lắng nghe những giải pháp của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp trong nước, cũng như những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN”.

Bà Masriati Lita S.Pratama cũng cho rằng: “Việt Nam đã ngăn chặn được thành công đại dịch trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên chúng tôi luôn khuyến cáo các nước nên cẩn trọng, vì nguy cơ tái bùng phát dịch trong khu vực là rất cao. Song song với việc phòng dịch, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ SMEs tìm kiếm thị trường, đối tác và khách hàng mới, vì các hoạt động xúc tiến thương mại thường rất tốn kém và khó có thể triển khai xuyên suốt nếu doanh nghiệp tự đi một mình.

“Chúng tôi rất hi vọng sẽ ngăn chặn được dịch trước quý 3/2020 để có thể phục hồi và đuổi kịp Việt Nam”, bà Masriati Lita S.Pratama nhấn mạnh.

bà Masriati Lita S.Pratama (Tham tán công sứ Indonesia tại Việt Nam)

Bà Masriati Lita S.Pratama, Tham tán công sứ Indonesia tại Việt Nam trả lời phỏng vấn của Doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng tại Diễn đàn, ông Tan Weining, Phó Đại sứ Singapore tại Việt Nam đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn về Kinh tế ASEAN hôm nay. Ông Tan Weining cho biết, sự kiện lần này thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung, nhằm tập trung mọi nguồn lực cần thiết để cứu nền kinh tế và nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là phải làm sao chuyển đổi thật nhanh mô hình sản xuất, kinh doanh để thích ứng với môi trường mới. Xu thế tất yếu và hiệu quả đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới chính là công nghệ thông tin. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục tồn tại và tạo ra lợi nhuận, trong khi chi phí chuyển đổi lại không quá đắt đỏ.

“Về phía Chính phủ, hiện nay chúng tôi chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ doanh nghiệp và người lao động để đảm bảo họ có thể thích ứng linh hoạt trong các điều kiện khác nhau”, ông Tan Weining nói.

ông Tan Weining, Phó Đại sứ Singapore tại Việt Nam) đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn về Kinh tế ASEAN

Ông Tan Weining, Phó Đại sứ Singapore tại Việt Nam đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn về Kinh tế ASEAN.


Ông Suresh Kaliyana Sundram, Tham tán kinh tế Đại sứ quan Malaysia tại Việt Nam cũng đánh giá cao Việt Nam trong việc ngăn chặn thành công Covid-19.

Ông Suresh Kaliyana Sundram, Tham tán kinh tế Đại sứ quan Malaysia tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam trong việc ngăn chặn thành công Covid-19.

Ông Suresh Kaliyana Sundram, Tham tán kinh tế Đại sứ quan Malaysia tại Việt Nam cũng đánh giá cao Việt Nam trong việc ngăn chặn thành công Covid-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Suresh Kaliyana Sundram nói rằng: “Chúng ta phải thống nhất rằng sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu đang tác động nghiêm trọng tới cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điểm tích cực ở đây là trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã ngăn chặn thành công dịch Covid-19 và tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta không thể phủ nhận đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tự chủ về nguồn cung cũng như mở rộng được thị trường xuất khẩu”.

 

ông Saithidet Inthaxom, Tham tán Kinh tế và Thương mại Lào tại Việt Nam.

Ông Saithidet Inthaxom, Tham tán Kinh tế và Thương mại Lào tại Việt Nam chia sẻ với phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam.

Còn ông Saithidet Inthaxom, Tham tán Kinh tế và Thương mại Lào tại Việt Nam lại mong muốn Việt Nam có những giải pháp hỗ trợ cả các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Lào. Ông Saithidet Inthaxom cho hay: “Việt Nam hiện đang đầu tư khoảng 400 dự án tại Lào và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân của đất nước chúng tôi. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cũng sẽ là bài học vô cùng quý báu để Chính phủ Lào nghiên cứu và áp dụng”.

 

“Chúng tôi hi vong các giải pháp của Chính phủ Việt Nam sẽ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Chỉ có vậy thì doanh nghiệp của hai nước mới thực sự gắn kết và phát triển bền vững. Thông qua đây, chúng tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam thời gian quan, nếu không có các bạn, đất nước tôi thực sự gặp nhiều khó khăn”, ông Saithidet Inthaxom đề nghị.

Bài: Hoàng Lân, Ảnh: Khánh Huy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm