Hỗ trợ doanh nghiệp

Chuyên gia Nhật tìm hiểu biện pháp phát triển cà phê bền vững tại Lâm Đồng

DNVN – Các chuyên gia Nhật Bản và đại diện dự án Café-REDD đã đi thực tế tại Tổ hợp tác cà phê Yu M’Nang, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình và Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương, để tìm hiểu hiện trạng và những biện pháp cần thiết để bảo đảm tính bền vững trong sản xuất cà phê.

Lâm Đồng: Thành lập Câu lạc bộ sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương / Lâm Đồng: Đối tác Nhật Bản đánh giá cao sản phẩm đặc trưng huyện Lạc Dương

Ngày 18/10, đại diện dự án “Cà phê nông - lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng cho REDD+ ở tỉnh Lâm Đồng” (dự án Café-REDD) cùng 3 chuyên gia Nhật Bản đã có chuyến khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ông Nguyễn Phục Quốc (bên phải) - Chủ tịch Chi hội Doanh nghiệp Lạc Dương, giới thiệu với đoàn làm việc các sản phẩm đặc trưng của địa phương đang bày bán tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Phục Quốc (bên phải) - Chủ tịch Chi hội Doanh nghiệp Lạc Dương, giới thiệu với đoàn làm việc các sản phẩm đặc trưng của địa phương đang bày bán tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Các chuyên gia Nhật Bản đến từ Trung tâm nguồn lực chung toàn cầu - Viện sáng kiến tương lai - Đại học Tokyo và Viện chiến lược môi trường toàn cầu. Bên cạnh đó còn có đại diện Phòng kinh doanh thực phẩm – Công ty TNHH Mitsui Việt Nam (doanh nghiệp Nhật Bản).

Các chuyên gia và đại diện dự án Café-REDD đã đến thăm Tổ hợp tác Cà phê Yu M’Nang (xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) - doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia dự án do phụ nữ quản lý và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà) - doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị và truy suất nguồn gốc do dự án hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đoàn cũng đã đến tham quan không gian Cà phê doanh nhân, tìm hiểu các sản phẩm đặc trưng của huyện Lạc Dương được trưng bày tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương.

Ông Nguyễn Phục Quốc (Chủ tịch Chi hội Doanh nghiệp Lạc Dương)- đơn vị quản lý, vận hành Trung tâm OCOP đã giới thiệu đến các chuyên gia và đoàn làm việc các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời chia sẻ về cách vận hành của Trung tâm, cũng như mong muốn được kết nối giao thương đưa sản phẩm OCOP Lạc Dương đến với thị trường Nhật Bản và ngược lại.

 

Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Chuyên gia Nhật đánh giá cao sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các chuyên gia đến từ Nhật Bản tỏ ra rất thích thú bởi sự đa dạng các sản phẩm đặc trưng của địa phương và đánh giá cao sự quan tâm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc chăm chút bao bì, mẫu mã sản phẩm, cũng như áp dụng các giải pháp xây dựng mã vạch, mã QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, đặt nhiều kỳ vọng vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong trong sản xuất, kinh doanh.

 

Dự án Café-REDD do Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI) thuộc Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU), Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV).

Giai đoạn đầu tiên của Dự án triển khai tại huyện Lạc Dương từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2022, tổng nguồn vốn hơn 947 nghìn USD. Dự án vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt mở rộng triển khai thực hiện giai đoạn 2022-2024, tổng nguồn vốn khoảng 573 nghìn USD, với khoảng 3.000 hộ dân được thụ hưởng.

Đoàn làm việc chia sẻ nhiều cơ hội hợp tác, kết nối giao thương với chi hội Doanh nghiệp Lạc Dương tại không gian Cà phê doanh nhân.

Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ nhiều cơ hội hợp tác, kết nối giao thương với doanh nghiệp Lạc Dương tại không gian Cà phê doanh nhân.

Dự án Café-REDD triển khai các hợp phần phát triển chuỗi giá trị cây trồng nông - lâm nghiệp gắn với hỗ trợ sinh kế và cải thiện môi trường; tăng cường khả năng tiếp cận tài chính bền vững; lồng ghép kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh; ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp, nông thôn...

 

Chuyến công tác lần này của các chuyên gia Nhật Bản nhằm tìm hiểu hiện trạng và những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm tính bền vững trong sản xuất cà phê, cũng như tìm hiểu các hoạt động của Dự án Café-REDD để phối hợp với dự án nghiên cứu chuyển đổi sang hệ thống lượng thực, thực phẩm bền vững của Đại học Tokyo.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm