Đà Nẵng cần đẩy mạnh “xúc tiến đầu tư tại chỗ”
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: Dự kiến sẽ mở lại các hoạt động theo Chỉ thị 15 trong 1-2 ngày tới
Kết quả thu hút đầu tư 9 tháng năm 2021
Về tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn trong 9 tháng năm 2021, ngày 6/10 Cục Thống kê Đà Nẵng cho hay, trong tháng 9/2021, TP Đà Nẵng đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 1 dự án đầu tư trong nước vào Khu công nghiệp (KCN), khu CNC, Khu CNTT tập trung với tổng vốn 63 tỷ đồng.
Dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng tổng vốn đầu tư 35 triệu USD của Nhật Bản vừa được khởi công xây dựng tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng ngày 5/10.
Lũy đến đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng có 716 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 149 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 343 dự án đầu tư ngoài KCN với tổng vốn 121,5 nghìn tỷ đồng và 373 dự án đầu tư tại các KCN, Khu Công nghệ cao với tổng vốn hơn 27,6 nghìn tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, trong tháng 9/2021 có 2 lượt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế với giá trị 103.000 USD; không có dự án FDI cấp mới, không có dự án tăng vốn.
Tính chung 9 tháng năm 2021, Đà Nẵng có 29 dự án FDI được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 149 triệu USD; có 15 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký thêm trên 10 triệu USD, có 40 lượt mua cổ phần vốn góp và góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị 3,38 triệu USD. Lũy kế đến nay TP Đà Nẵng có 914 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 3,8 tỷ USD.
Tiếp cận đất đai vẫn là vấn đề khó cho doanh nghiệp
Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Quang- Giám đốc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) nhận định, trong giai đoạn dịch bệnh thì chính quyền ngoài việc tạo môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính thuận lợi, thực hiện đầy đủ các cam kết của mình với nhà đầu tư còn cần có chiến lược tiếp cận phù hợp, năng lực ứng phó của địa phương với dịch bệnh. Đó là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp, nhà đầu tư quyết định duy trì, mở rộng đầu tư, thu hút đầu tư mới.
Ông Nguyễn Tiến Quang cho hay, tại hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp” vừa được lãnh đạo TP Đà Nẵng tổ chức mới đây, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cùng với nỗ lực thu hút các nhà đầu tư mới trong nước và FDI thì chính quyền TP cần đẩy mạnh “xúc tiến đầu tư tại chỗ”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hiện đang đầu tư tại Đà Nẵng mở rộng sản xuất, tăng vốn đầu tư…
“Việc làm này có tính khả thi và hiệu quả cao vì các nhà đầu tư gắn bó với Đà Nẵng lâu thì sẽ am hiểu địa phương hơn. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, việc đi lại, giao thương trong nước cũng như trên khắp thế giới đang gặp nhiều trở ngại thì việc đẩy mạnh “xúc tiến đầu tư tại chỗ” sẽ là một kênh rất quan trọng để Đà Nẵng có thể thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước!” – Ông Nguyễn Tiến Quang nói.
Ngoài ra, Giám đốc VCCI Đà Nẵng cũng cho biết, tiếp cận đất đai vẫn đang là vấn đề khó cho các doanh nghiệp. Tại hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp” vừa qua, từ doanh nghiệp lớn như Công ty Cao su Đà Nẵng đến một số doanh nghiệp nhỏ và vừa như Công ty TNHH xuất khẩu Hương Quế... đều phản ánh mong muốn sớm được chính quyền TP tạo điều kiện tiếp cận đất đai để mở rộng sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc