Hỗ trợ doanh nghiệp

Đà Nẵng: Hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP

DNVN - Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch 220/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn TP.

Đà Nẵng: Cần phân tích rõ nguyên nhân thu ngân sách có dấu hiệu chững lại / Khai mạc hội chợ du lịch xanh đầu tiên tại Việt Nam

Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề ra mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 135 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (bình quân mỗi năm có 20 - 25 sản phẩm); 56/56 xã, phường đều có sản phẩm được công nhận OCOP. Đối với sản phẩm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải có sản phẩm đạt 4 sao. Phấn đấu có ít nhất 3 - 5 sản phẩm OCOP là sản phẩm của các làng nghề truyền thống, làng nghề nông nghiệp và có ít nhất 2 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn.

Đà Nẵng sẽ hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp TP và đây mạnh hình thành các điểm/trung tâm trưng bày OCOP cấp quận/huyện

Đà Nẵng sẽ hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp TP và các điểm/trung tâm trưng bày OCOP cấp quận/huyện

Đồng thời hoàn thiện, chuẩn hóa và nâng cấp từ 2 - 3 sản phẩm OCOP có tiềm năng 5 sao, đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Củng cố, nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; trong đó chú trọng nâng cấp, chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, cải thiện bao bì, nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm, ưu tiên phát triển đối với sản phẩm lảng nghề, dịch vụ du lịch nông thôn.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2022 – 2025, Đà Nẵng sẽ hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp TP và đẩy mạnh hình thành các điểm/trung tâm trưng bày OCOP cấp quận/huyện, phấn đấu mỗi quận/huyện đều có ít nhất 1 điểm giới thiệu, trưng bày hoặc trung tâm OCOP cấp quận/huyện.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, TP Đà Nẵng sẽ tập trung ưu tiên phát triển chủ thể thực hiện chương trình OCOP là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể là HTX, tổ hợp tác và 20% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có ít nhất 30% chủ thể OCOP là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh, ưu tiên các sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng.

Đưa tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiếu 20%, phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ. Mỗi năm tổ chức đào tạo, tập huấn ít nhất 01 lớp cho các chủ thể OCOP các bộ quản lý OCOP các cấp trên địa bàn TP.

TP Đà Nẵng cũng sẽ tập trung hoàn thiện, chuẩn hóa sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, phấn đấu có trên 70% sản phẩm OCOP được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP, VietGAP, GLOBALGAP, hữu cơ,...) và ít nhất 80% sản phẩm OCOP đã được cấp chúng nhận nhãn hiệu hoặc hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phấn đấu có ít nhất 60% chủ thể OCOP tham gia vào kênh bán hàng (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm trưng bày sản phẩm OCOP...). Phấn đấu đến năm 2025 có 80% sản phẩm được quảng bá trên môi trường trực tuyến (sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử).


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm