Doanh nghiệp còn bức xúc về hành lang pháp lý thuế và hải quan
Tăng cường bảo mật và quản lý tập trung cho DN Việt dựa theo công nghệ Hàn Quốc / Doanh nghiệp Hàn Quốc giao lưu thương mại với Việt Nam
Ngày 30/11, tại TP HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính, hải quan năm 2018, với hơn 300 doanh nghiệp tham dự hội nghị
Tại buổi đối thoại nhiều vướng mắc của doanh nghiệp được Tổng Cục thuế và Tổng cục Hải quan giải quyết khá thỏa đáng như quy định về việc trích lập dự phòng do lỗ trong đầu tư, quy định về việc xuất hóa đơn đối với quà tặng, thuế nhà thầu đối với việc bảo hành thiết bị nhập khẩu, khi dịch vụ bảo hành đó thực hiện ở Việt Nam…
Vẫn còn nhiều bức xúc của doanh nghiệp mà ngành chức năng chưa thể giải quyết ngay được. Đó là những quy định thuế ưu đãi đối với việc mở rộng đầu tư đang gây khó cho doanh nghiệp. Vì thuế ưu đãi liên quan cả Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Những luật này ở từng thời điểm khác nhau đều có sửa đổi, điều chỉnh và mỗi nơi vận dụng một cách, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Vẫn còn nhiều bức xúc của doanh nghiệp mà ngành thuế và hải quan chưa thể giải quyết ngay được. |
Bà Nguyễn Ẩn Lan Đài, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty Nét Hoa, chuyên xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Bình Dương kiến nghị, những phế liệu nào thuế VAT 0% nên không cần kê khai, nếu tính thuế 5-10% có thể ghi nhật ký 1 tháng kê khai 1 lần, vì doanh nghiệp không thể nào kê khai hoàn thoàn trước khi đưa phế, phụ phẩm cho công ty xử lý được.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng phàn nàn, thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước, nhưng cách thực hiện của ngành chức năng giữa các tỉnh, thành không thống nhất với nhau. Điều này gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ và các bước thực hiện. Cùng với đó là quy định khi hàng hóa đi qua khu vực giám sát tự động của cơ quan hải quan, dù không còn có công chức hải quan đóng dấu và giảm tải được nhiều thủ tục giấy tờ nhưng thực tế lại nảy sinh những vướng mắc khác.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, đại diện Công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Củ Chi cho hay, khi tự động giám sát, có những thủ tục kê khai nếu hệ thống trục trặc thì doanh nghiệp không thanh lý được, gây trở ngại cho doanh nghiệp, trong khi chi phí doanh nghiệp tốn kém là như nhau.
“Giám sát tự động chỉ tiện trong trường hợp nếu rủi ro doanh nghiệp có mất giấy từ sẽ tự in lại tờ khai từ file lưu trữ, nhưng hệ thống trục trặc, bị sự cố thì doanh nghiệp thiệt hại hơn nữa”, bà Thủy kiến nghị.
Một trong những vướng mắc được doanh nghiệp quan tâm nhiều tại buổi đối thoại, đó là việc truy thu thuế nguyên phụ liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu theo nghị định 134 năm 2016 của Chính phủ.
Nếu như trước đây, nguyên phụ liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nếu như hàng hóa thành phẩm xuất ra nước ngoài. Còn hiện nay nếu hàng hóa thành phẩm xuất khẩu tại chỗ (trong nước) thì bị truy thu thuế. Điều này theo doanh nghiệp là không thỏa đáng và đề nghị được đối xử công bằng cho 2 loại hình xuất nhập khẩu. Đại diện Bộ Tài Chính thừa nhận những bất bập này và sắp tới Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết phù hợp.
Qua buổi đối thoại, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, thông qua buổi đối thoại, cơ quan thuế đã trao đổi những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế, thủ tục hành chính về thuế, những nội dung đã rõ sẽ được giải thích cho doanh nghiệp. Đối với những nội dung còn vướng mắc, doanh nghiệp có thể báo cáo cấp thẩm quyền, nếu nội dung vướng mắc chưa quy định trong Luật, cơ quan thuế sẽ bổ sung sửa đổi kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo