Doanh nghiệp ĐBSCL bị giảm hơn 80% đơn hàng do dịch COVID-19
HDBank đẩy mạnh các gói tín dụng xanh / Doanh nghiệp khó khăn, nguy cơ thất nghiệp tăng
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động nặng đến các doanh nghiệp ĐBSCL. Ảnh minh họa.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp giảm đi, tổng doanh thu giảm 77,8%.
Trong khi đó, chỉ một số ít doanh nghiệp cho hay, việc sản xuất kinh doanh tăng lên. Tỷ lệ này chỉ chừng 3,5 - 6,6%; trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trang thiết bị trong ngành y tế, găng tay, khẩu trang y tế.
Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp có lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm chiếm gần 60%, trong khi tỷ lệ tăng lên chỉ chiếm 4,6%.
Ngoài ra, số lượng công nhân tại doanh nghiệp giảm đến 47% cho thấy chỉ có khoảng một nửa doanh nghiệp bảo đảm được công việc ổn định cho công nhân viên.
Số lượng công nhân tại doanh nghiệp cũng giảm do tác động của do dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
Liên quan vấn đề lao động, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, đến ngày 19/4 vừa qua, tại tỉnh Cà Mau có trên 26.000 người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, dịch vụ buộc phải về quê.
Cụ thể là Sóc Trăng có 28.000 lao động; Hậu Giang 18.000 lao động và Kiên Giang có 30.000 lao động. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt là với những ngành như dệt may, giày dép.
Theo ông Lộc, với ngành giày dép, đến tháng 8 tới, có nhiều doanh nghiệp sẽ tạm dừng hoạt động vì các hợp đồng đã hết. Do đó, sẽ có nhiều lao động đang làm việc ở ngành dệt may, giày dép sẽ đứng trước nguy cơ bị mất việc làm và việc này không chỉ do ảnh hưởng bởi việc đứt gãy thị trường mà còn do tác động của xu hướng tự động hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo