Gỡ vướng pháp lý cho các dự án sử dụng vốn vay WB
VCCI kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu không chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể / 2 tháng đầu năm, hoàn trên 21.600 tỷ đồng thuế VAT cho doanh nghiệp
Chiều ngày 9/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì cuộc họp lần thứ nhất tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) ở các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Tại cuộc họp, ông Phạm Hoàng Mai - Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT thông tin, hiện Việt Nam có 13 Hiệp định vay vốn WB đang được triển khai, với số tiền 2,42 tỷ USD và 3,22 tỷ USD cho 40 dự án đang chuẩn bị triển khai.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, quá trình triển khai dự án sử dụng vốn vay WB còn một số khó khăn như chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, chưa rõ ràng trong việc xác định cơ quan chủ quản do có những khoảng trống về pháp lý, nhất là khi triển khai các dự án thuộc địa bàn nhiều địa phương.
“Phía WB can thiệp tương đối sâu về mặt kỹ thuật vào quá trình triển khai dự án của phía Việt Nam thông qua việc cho góp ý, gửi thư không phản đối. Đồng thời, phía Việt Nam cũng còn một số hạn chế như trình độ, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế; ngân sách, nguồn lực hạn chế dẫn tới thiếu vốn đối ứng, nhân sự dự án không đủ trình độ; chậm trễ trong đền bù, phải phóng mặt bằng và tái định cư”, ông Phạm Hoàng Mai nêu.
Đồng quan điểm với nhận định của đại diện Bộ KH&ĐT, bà Kathleen A.Whimp - Giám đốc Điều hành Hoạt động Dự án WB tại Việt Nam, Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, thời gian triển khai các dự án còn dài, khung thời gian để làm công tác đánh giá và thẩm định dự án còn chậm trễ thì hiện tại cần xem xét làm sao để rút ngắn thời gian.
Theo bà Kathleen, một hiệp định vay khi đã ký thì sẽ trở thành hiệp định quốc tế và trong quá trình triển khai dự án phải tuân thủ theo các quy định của WB và luật pháp quốc tế. Thực tế trong quá trình thực hiện dự án sau khi có hiệp định vay vẫn đúng với các cam kết của Việt Nam nhưng trên thực tế vẫn gặp các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật của quốc gia.
“Các đối tác của Việt Nam, bao gồm Bộ Tư pháp và các đơn vị chủ trì dự án, chủ đầu tư, các bộ, ngành hãy trao đổi các vấn đề này thật cụ thể với WB để hai bên cùng nhau tìm cách giải quyết những vướng mắc, chưa thống nhất giữa quy định của WB và luật của Việt Nam”, bà Kathleen mong muốn.
Đối với ý kiến bà Kathleen, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, liên quan đến các cái trình tự, thủ tục, quy định pháp luật về các dự án ODA, hiện nay Việt Nam đang tiến hành quy trình sửa đổi luật có liên quan.
“Quan điểm chỉ đạo của bộ là phải tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục của ODA, đơn giản đến mức tối đa để làm sao triển khai được nhanh. Bởi ODA luôn luôn có một cái đặc thù là phải áp dụng song hành các quy định của trong nước và của đối tác. Việc tìm kiếm một cái giải pháp dung hòa các quy định pháp lý, trình tự, thủ tục của cả hai bên là điều ưu tiên”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, đây là việc khó, không phải áp dụng một lần chung cho tất cả các đối tác được. Bởi quy định của WB sẽ khác với quy định của ADB hay của các nhà tài trợ song phương.
Để khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án, các bộ, ngành và địa phương đề xuất WB phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, rà soát các dự án đang thực hiện có đề nghị điều chỉnh, đánh giá và có ý kiến về các đề nghị của các cơ quan, địa phương. Phối hợp với các chủ dự án rà soát các đề nghị cần có ý kiến phản hồi, thư không phản đối của WB, xác định thời hạn hoàn thành, thông báo kết quả giải quyết cho tổ công tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo