Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hơn 500.000 tỷ đồng trong 3 năm

Trong 3 năm 2020-2022, các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã giúp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 507.000 tỷ đồng.

Quảng Trị: Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn / Doanh nghiệp gặp khó vì tiêu chuẩn phòng cháy: Gỡ vướng như thế nào?

Bộ Tài chính cho biết, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, hàng loạt giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được thực hiện. Theo Bộ này, trong 3 năm (2020-2022), các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã giúp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 507.000 tỷ đồng.

Như năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ khoảng 129.000 tỷ đồng. Trong đó số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97.500 tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm hơn 31.500 tỷ đồng.

Trong năm 2021, do diễn biến rất phức tạp của dịch COVID-19, các giải pháp hỗ trợ đã được tiếp tục triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị hỗ trợ với tổng quy mô, ở mức khoảng 145 nghìn tỷ đồng. Tại đây, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 25.000 tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 120.000 tỷ đồng.

Năm 2022, theo Bộ Tài chính, số tiền hỗ trợ doanh nghiệp và người dân từ các chính sách giảm 2% thuế VAT, gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất dự kiến khoảng khoảng 233.000 tỷ đồng. Trong đo, số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 98.000 tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 135.000 tỷ đồng.

Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT đến hết năm 2023

Trong năm nay, Bộ Tài chính cho biết các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã và đang được nghiên cứu, đề xuất cũng như áp dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Như thực hiện việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 1/1/2023 đến hết 31/12/2023.

Ngoài ra, hiện Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 đối với doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được xem xét gia hạn là hơn 110.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2023. Dự kiến thực hiện giải pháp này, số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2023 là khoảng 3.500 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hơn 500.000 tỷ đồng trong 3 năm - Ảnh 1.

Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% với tất cả các mặt hàng đến hết năm 2023

Trong diễn biến mới nhất, vào chiều qua (17/4), Chính phủ đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trước đó, ngày 14/4, Bộ Tài chính có văn bản gửi Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2023. Cụ thể, năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%). Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%.

Dự kiến thời gian áp dụng sẽ được tính từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023. Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5.800 tỷ/tháng. Nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35.000 tỷ đồng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm