Hỗ trợ khởi nghiệp: Nhất thiết phải có sự hợp tác công - tư
DNVN - Để hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả, cần xuất phát từ những chính sách đi đầu trong việc đầu tư và nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp thịnh vượng, trong đó nhất thiết phải có sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư.
Phú Thọ: Hai chàng trai trẻ chung chí hướng khởi nghiệp / Bắc Giang: HTX là nơi phụ nữ khởi nghiệp
Đây là chia sẻ của ông Yaniv Tessel, Tham tán Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ 4 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 02/12 tại Hà Nội.
Theo chia sẻ của ông Yaniv Tassel, Israel đã đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo điều kiện cho sự đổi mới, sáng tạo, tiến bộ công nghệ và phát triển văn hóa khởi nghiệp. Israel cũng quản lý các chương trình vườn ươm khởi nghiệp nhằm khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo trở thành sản phẩm thật sự và có thể phổ biến rộng rãi.
"Đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Israel đứng ra thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng để cho tư nhân quản lý hoạt động, bộ phận tư nhân sẽ giám sát và điều phối việc đầu tư các quỹ này. Theo đó, các cơ quan liên quan sẽ hỗ trợ cho các chương trình khởi nghiệp của Israel từ những giai đoạn đầu tiên cho đến giai đoạn có doanh thu, thậm chí là hỗ trợ cả thời gian sau đó.
Ông Yaniv Tessel, Tham tán Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ 4 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp". (Ảnh: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp).
Ông Yaniv nhấn mạnh, một trong những từ khóa quan trong của chính phủ Israel là khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro mặc dù trên thực tế các DN khởi nghiệm đều rất cần sự hỗ trợ về chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn lực để tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Với phân tích này, ông Yaniv đánh giá, sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức hợp tác đầu tư cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, phát huy lợi thế, năng lực của mỗi bên sẽ góp phần xây dựng sư phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Là quốc gia sở hữu những kinh nghiệm quý giá để thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, ông Matt Tesso - Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Namcho rằng, sự hợp tác giữa các tổ chức viện trợ, khu vực tư nhân, chính phủ, viện nghiên cứu và xã hội dân sự là điều cần thiết cho những đổi mới có tác động cao xuất hiện.
"Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và khu vực công trong công tác đào tạo và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới đã giúp Phần Lan kiến tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thịnh vượng trong nhiều năm vừa qua", Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chia sẻ.
Ông Matt chỉ ra rằng, sự kết hợp độc đáo giữa nghiên cứu, giáo dục, đổi mới và công nghệ cao cấp. Cụ thể, các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục đại học phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khi 70% các công ty có hoạt động R&D hợp tác với các trường đại học.
Mặt khác, chính phủ Phần Lan và một số tập đoàn lớn cũng đã giúp cả các doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước phát triển thông qua tài trợ và các chính sách có lợi. Đáng chú ý, các chương trình hợp tác song phương đầu tiên đã được bắt đầu hơn mười năm trước.
Trong đó, Phần Lan đặt trọng tâm vào việc xây dựng năng lực và hợp tác địa phương để đổi mới sáng tạo, và đầu tư vào một cách tiếp cận lâu dài. Chúng tôi nhận thấy sự hợp tác, tin tưởng và văn hóa nuôi dưỡng sự đổi mới cần có thời gian để phát triển.
"Để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, bên cạnh việc hợp tác quốc tế, các quốc gia cần cùng nhau tạo ra các giải pháp công nghệ nguồn mở và có thể mở rộng trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm giáo dục; năng lượng và kinh tế sinh học và nền kinh tế tuần hoàn", ông Matt gợi ý thêm.
Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade) công bố mới đây, bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam có thể bắt nguồn từ năm 2004, khi IDG Ventures Vietnam được thành lập, rót hơn 100 triệu USD vào thị trường. Kể từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển 3 đợt: làn sóng đầu tiên (2004 - 2007); làn sóng thứ hai (2007 - 2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay). Trong làn sóng thứ ba, Austrade nhận xét Việt Nam đã tăng trưởng 'phi thường' về số lượng startup, từ 400 vào năm 2012 lên gần 1.800 vào năm 2015 và 3.000 trong năm 2017. Các không gian làm việc chung (co - working space), vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) cùng các chương trình cho cộng đồng khởi nghiệp cũng bùng nổ từ 2016. Dù Việt Nam nằm trong top 3 Đông Nam Á về số lượng startup, nhưng không nhiều doanh nghiệp được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Do đó, nhiều startup địa phương có cơ hội hạn chế để kết nối với hệ sinh thái khu vực. |
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo