Hỗ trợ doanh nghiệp

Minh bạch là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp Châu Âu đầu tư vào Đà Nẵng

DNVN - Theo tin từ Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng (IPA Đà Nẵng), tại buổi gặp và làm việc mới đây với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, ông Alain Cany – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Chủ tịch Tập đoàn Jardines Matheson (Pháp) đã nêu bật 2 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp châu Âu lựa chọn đầu tư vào Đà Nẵng

Chính thức ra mắt MV “Chào Đà Nẵng” / Đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ Hàn Quốc trở lại Đà Nẵng sau dịch

Minh bạch và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Phái đoàn của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) do ông Alain Cany- Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch Tập đoàn Jardines Matheson (Pháp) làm Trưởng đoàn cùng 14 doanh nghiệp du lịch, năng lượng xanh, nông nghiệp, công nghệ thông tin… thuộc EuroCham vừa có buổi gặp và làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp và làm việc với phái đoàn EuroCham) do ông Alain Cany- Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch Tập đoàn Jardines Matheson (Pháp) làm Trưởng đoàn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp và làm việc với phái đoàn EuroCham do ông Alain Cany- Chủ tịch Hiệp hội làm Trưởng đoàn.

Ông Alain Cany cho hay, chuyến thăm và làm việc của đoàn EuroCham lần này để nắm bắt thêm thông tin về xúc tiến đầu tư, thương mại của châu Âu vào Đà Nẵng, bởi đây là một trong những địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp châu Âu. Hiện các doanh nghiệp trong EuroCham đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng, bên cạnh du dịch, thương mại là các lĩnh vực công nghệ cao, CNTT, chuyển đổi số du lịch xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Ông Alain Cany đã nhấn mạnh có hai yếu tố quan trọng để doanh nghiệp châu Âu lựa chọn đầu tư. Đó là tính minh bạch và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả.

Để có được sự thuận tiện về môi trường đâu tư lâu dài, đại diện EuroCham đề xuất lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm, tạo điều kiện để các chuyên gia được nhập cảnh vào TP dễ dàng hơn, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT. EuroCham cũng mong muốn lãnh đạo TP Đà Nẵng kết nối EuroCham với Sở LĐ-TB&XH để hỗ trợ vấn đề này.

Bên cạnh đó, phái đoàn EuroCham cũng đề xuất chính quyền TP Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư trên địa bàn mở rộng hoạt động kinh doanh. Qua đó tăng cường hơn nữa sức thu hút các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và châu Âu.

IPA Đà Nẵng cho biết, sau khi giới thiệu những thế mạnh, định hướng phát triển của TP Đà Nẵng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Hồ Kỳ Minh xác định châu Âu là đối tác đầu tư tiềm năng đối với Đà Nẵng. Về các đề xuất của phái đoàn EuroCham, ông Hồ Kỳ Minh cho biết, việc nhập cảnh chuyên gia thời gian qua gặp một số khó khăn do các chính sách phòng, chống dịch COVID-19. Sắp tới, UBND TP Đà Nẵng sẽ có cuộc họp về vấn đề này để có quy trình tạo thuận lợi khi đưa chuyên gia vào Việt Nam.

Ông Hồ Kỳ Minh cũng nhấn mạnh, Đà Nẵng liên tục nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI và đang ngày càng cải thiện các chỉ số như: tính minh bạch, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp… Lãnh đạo TP Đà Nẵng mời ông Alain Cany cùng các thành viên EuroCham tham dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022 sẽ được tổ chức cuối tháng 6/2022 nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư vào TP.

Theo IPA Đà Nẵng, tính đến hết năm 2021 có khoảng 140 dự án FDI của các nước châu Âu đầu tư vào Đà Nẵng với tổng vốn gần 480 triệu USD. Riêng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có 92 dự án với tổng vốn đầu tư 99 triệu USD. Trong đó, Pháp có số dự án đầu tư vào Đà Nẵng nhiều nhất (36 dự án), tiếp theo là Đức (11 dự án), Ý (08 dự án), Tây Ban Nha (07 dự án). Các dự án chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ ăn uống (nhà hàng, sản xuất thực phẩm), giáo dục, dịch vụ tư vấn, sản xuất phần mềm, khách sạn, linh kiện điện tử (ô-tô, máy tính, …).

"Chìa khóa" để Đà Nẵng vào thị trường Đức

Trước đó, ngày 21/4, IPA Đà Nẵng và Văn phòng đại diện Cơ quan Phát triển kinh tế bang Bremen (CHLB Đức) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương TP Đà Nẵng và bang Bremen, thu hút hơn 40 đại biểu các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng tham dự trực tiếp và nhiều doanh nghiệp tại Đức tham dự trực tuyến.

Tại hội thảo, IPA Đà Nẵng giới thiệu với các doanh nghiệp Bremen 3 trụ cột phát triển của TP Đà Nẵng là kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ và du lịch chất lượng cao. Đồng thời cho biết TP Đà Nẵng đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án trọng điểm như cảng Liên Chiểu, các trung tâm logistics, công nghê thông tin, giáo dục chất lượng cao, y tế chất lượng,…

Bang Bremen được xem là trung tâm logistics và công nghiệp hàng đầu nước Đức, cũng là “chìa khoá” để vào Đức. Đặc biệt, cảng container Bremen - Bremerhaven được xây dựng theo mô hình kết nối vận chuyển đa phương tiện là cổng container lớn thứ 27 trên thế giới. Tại Bremen có hơn 1.000 doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực logistics, từ vận tải biển, kho bãi, chuyên chở, đại lý tàu biển... Một số tên tuổi lớn trên thế giới chuyên cung cấp dịch vụ logistics đặt chi nhánh tại Bremen gồm Metro, Fiege, Dachser, Schenker...

Theo ông Umland Kolja Westley, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN và Việt Nam của Cơ quan Phát triển kinh tế bang Bremen, với vị trí chiến lược và các ưu tiên phát triển của Đà Nẵng, TP này và bang Bremen có nhiều tiềm năng cùng hợp tác phát triển trong lĩnh vực cảng biển, logistics.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm