Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư du lịch sinh thái gắn với các điểm suối, thác
Chủ tịch Thừa Thiên Huế: Chính quyền kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Thừa Thiên Huế: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định ban hành đề cương đề án định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, việc ban hành đề án là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết; tạo cơ sở cho việc đề xuất các mô hình hoạt động, kêu gọi đầu tư, quản lý đồng bộ và khai thác có hiệu quả những điểm du lịch này.
Từ đó, góp phần tăng thêm điểm đến du lịch, đa dạng các dịch vụ, sản phẩm và loại hình du lịch. Cũng như hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Khu du lịch sinh thái Yes Hue Eco với phong cảnh tự nhiên và hoang sơ của Thác Mơ, thuộc thôn Xuân Phú, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Định hướng chung của đề án là phát huy những nét đặc trưng riêng có của tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các điểm suối, thác để đa dạng sản phẩm và tạo nên sự khác biệt. Xây dựng các tiêu chí đánh giá tiềm năng các địa điểm du lịch để định hướng tập trung nguồn lực đầu tư.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái tại các điểm suối, thác. Đồng thời, luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng trao đổi, thảo luận để giải quyết các kiến nghị, hiến kế của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tại địa phương.
Xây dựng một số mô hình điểm nhấn về du lịch sinh thái gắn với suối thác; rà soát lại các cơ chế, chính sách của địa phương nhằm bảo dảm việc quản lý đất đai, đào tạo nguồn lao động nông thôn.
Hoàn thiện và chấn chỉnh hệ thống các sản phẩm du lịch sinh thái tại các khu vực này theo các tiêu chí: Có chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch. Tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng và địa phương.
Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với khám phá đa dạng sinh học, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp lưu trú tại nhà dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo