Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư trực tuyến với doanh nghiệp Ấn Độ

DNVN - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu mong muốn, thông qua Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam: Đầu tư công nghệ cao và Khởi nghiệp”, các đối tác Việt Nam và Ấn Độ sẽ có sự kết nối chặt chẽ, qua đó tìm kiếm được những cơ hội hợp tác và có được những dự án cụ thể sẽ được triển khai.

Chủ tịch Thừa Thiên Huế: Chính quyền kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Thừa Thiên Huế: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp

Chiều ngày 18/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương đã có buổi làm việc trực tuyến với các nhà đầu tư Ấn Độ, thông qua Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam: Đầu tư công nghệ cao và Khởi nghiệp".

Tham dự làm việc trực tuyến có ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; đại diện lãnh đạo đến từ các tỉnh, thành của Việt Nam và Ấn Độ; các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ Việt Nam và Ấn Độ.

Cảng nước sâu Chân Mây, điểm dừng cuối cùng của hành lang logistic Đông - Tây, là một trong những thế mạnh thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cảng nước sâu Chân Mây, điểm dừng cuối cùng của hành lang logistic Đông - Tây, một trong những thế mạnh thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp Ấn Độ rất quan tâm.

Trong phần phát biểu của mình, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã nêu lên những tiềm năng, cơ hội hợp tác khởi nghiệp, đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Ấn Độ nhất là trong các lĩnh vực y - dược phẩm, công nghệ thông tin và sinh học với các tỉnh của Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, nhằm thúc đẩy hình thành Khu công nghiệp (KCN) dược tại Việt Nam.

“Tôi mong muốn qua diễn đàn này, các đối tác Việt Nam và Ấn Độ sẽ có sự kết nối chặt chẽ hơn, qua đó tìm kiếm được những cơ hội hợp tác và có được những dự án cụ thể sẽ được triển khai. Nhất là những doanh nghiệp Ấn Độ đang quan tâm tìm kiếm đối tác sản xuất xe môtô 2 bánh, sản xuất dược phẩm”, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ.

Tại chương trình, Ban Quản lý Khu kinh tế- Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong đó nhấn mạnh về lợi thế của Cảng nước sâu Chân Mây - là điểm dừng cuối cùng của hành lang logistic Đông - Tây. Sự phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường và chú trọng tính bền vững tại tỉnh.

Công ty cổ phần KCN Gilimex giới thiệu, xúc tiến đầu tư tại KCN Gilimex (thị xã Hương Thủy, gần kề sân bay Quốc tế Phú Bài). Đồng thời, nêu lên các điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật trong ngành y tế, công nghệ thông tin, dược phẩm và cơ hội để hình thành thành phố du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe.

 

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần KCN Gilimex cũng nêu lên cam kết trong việc tiếp tục đầu tư, hoàn thiện về cơ sở hạ tầng của KCN Gilimex để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư Ấn Độ.

Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Gilimex tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Gilimex tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thay mặt chính quyền địa phương, ông Phan Quý Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thiên Huế gửi lời cảm ơn đến Đại sứ Phạm Sanh Châu đã quan tâm tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam: Đầu tư công nghệ cao và Khởi nghiệp", trong đó có sự tham gia của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

“Chương trình là cơ hội quan trọng, tạo điều kiện cho các địa phương tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận, giới thiệu các tiềm năng thế mạnh đến với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến từ Ấn Độ. Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể triển khai dự án trên địa bàn tỉnh”, ông Phan Quý Phương chia sẻ.


Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm