Hỗ trợ doanh nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Lực lượng dự bị động viên trong doanh nghiệp là cần thiết

DNVN - Chiều 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, trong đó nhấn mạnh lực lượng dự bị động viên trong doanh nghiệp là cần thiết và chiếm số lượng rất lớn trong điều kiện hiện nay.

Dự án thí điểm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: Cơ hội vươn ra biển lớn cho SME Việt Nam / Doanh nghiệp tư nhân có từ 3 đảng viên chính thức có thể thành lập chi bộ

Tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu kỹ để xây dựng những quy định có khả năng thực thi trong thực tế khi huy động lực lượng dự bị động viên là lao động trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu quan điểm, theo quy định, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết, doanh nghiệp tư nhân… Vậy, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp trong trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên ở đây như thế nào? Chủ thể nào sẽ đứng ra làm việc với các doanh nghiệp để huy động lực lượng dự bị động viên từ lực lượng lao động của họ?

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu thảo luận. (Ảnh: TTXVN)

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu thảo luận. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng ban Công tác đại biểu của UBTVQH Trần Văn Túy đề nghị quy định rõ hơn chế độ khi huy động lực lượng dự bị động viên từ doanh nghiệp bởi e ngại sẽ khó thực hiện, nhất là trong bối cảnh người lao động sau khi được doanh nghiệp đồng ý cho đi thực hiện nghĩa vụ dự bị động viên về có thể bị mất việc.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng ý rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp được thực hiện theo dây chuyền, không thể thiếu một vị trí lao động, các doanh nghiệp thường không có lực lượng lao động dự bị, nên khi người lao động trong các doanh nghiệp được huy động đi thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên, các doanh nghiệp sẽ phải tìm lao động mới để bảo đảm dây chuyền sản xuất không bị đình trệ. Bởi thế, người lao động có khi được đồng ý cho đi thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên, nhưng khi về có thể sẽ bị mất việc làm do đã có người thay thế.

Từ phân tích đó, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị quy định rõ trong dự luật về nghĩa vụ bắt buộc phải bố trí lại công việc cho người lao động của doanh nghiệp sau khi họ thực hiện nghĩa vụ dự bị động viên trở về.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành trình dự án luật ra Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 7; đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra chính thức để gửi dự án luật ra Quốc hội theo đúng quy trình.

Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm