Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp tìm phương thức kinh doanh mới chiếm lĩnh thị trường

Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức kinh doanh, tìm ra những đột phá mới nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Đồng Tháp: Kiểm tra doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” phòng, chống dịch / Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ lao động, doanh nghiệp mùa dịch

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bị bủa vây, để duy trì và phát triển yêu cầu đặt rathực hiện mục tiêu kép cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nhanh chóng tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức kinh doanh, tìm ra những đột phá mới nhằm chiếm lĩnh thị trường. Từ đó mới có thể vượt qua những khó khăn hiện nay.

Kinh doanh trong lĩnh vực hàng nông sản với sản phẩm mới có mặt trên thị trường,công ty CP MD Queens gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng do phải thực hiện quy định phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, công ty gặp nhiều trở ngại trong việc tập huấnkỹ năng bán hàng cho các đại lý không biết sử dụng công nghệvà đặc biệt làviệc vận chuyển hàng đến các địa phương.

Không chịu lùi bước trước những khó khăn,bà Trịnh Kim Thư, TGĐ Công ty CP MD Queens cho biết, DN đã chủ động chuyển hướngđẩy mạnh việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử cả trong nước và các sàn thương mại điện tử quốc tế.

Chuyển hướng sang kinh doanh online giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm.

“Trong tình hình hiện nay doanh nghiệp đưa ra giải pháp để triển khai bán sản phẩm qua kênh online. Để đạt được hiệu quả trong việc bán hàng online, doanh nghiệp cũng thực hiện việc đào tạo chuyên sâu, hiểu sâu về sản phẩm, những công dụng của sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp được đủ tiêu chuẩn để bán trên sàn TMĐT như chonhaminh.gov.vn, sàn TMĐT quốc tế eBay.com… Với sự thay đổi kịp thời này sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh, từ đó đưa doanh nghiệp phát triển sang một hướng mới là kinh doanh online”, bà Thư chia sẻ.

Xác định buộc phải đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng để tiếp tục trụ vững trên thương trường, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bà Lưu Thị Đào, Giám đốc Công ty CP Phát triển ong Miền Núi mạnh dạn đầu tư nhiều hơn trong việc mở thêm dịch vụ online, với việc ứng dụng công nghệ trong việc lên đơn hàng, vận chuyển, con người… Từ đó đáp ứng được xu hướng của thị trường, thị hiếu của khách hàng.

“Sản phẩm của doanh nghiệp trước đây vẫn bán theo phương thức truyền thống ở tất cả các cửa hàng, các chuỗi siêu thị, hệ thống sản phẩm thực phẩm sạch… Tuy nhiên hiện nay dịch Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nên đang phải cố gắng thay đổi bán hàng online trên các sàn TMĐT là Lazada, Shopee, Tiki, Voso…”, bà Đào cho biết.

Theo bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, hiện nhiều sàn giao dịch quốc tế, sản phẩm của Việt Nam cũng đã lên được sàn và đến với người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới… điều đó cho thấy chỗ đứng hàng Việt Nam vững chắc trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều chương trình liên kết cùng nhiều nhà sản xuất, nhất là nhà sản xuất nông sản để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Đặc biệt từ khi xảy ra dịch bệnh trở lại đây, sản phẩm nông sản, sản phẩm thiết yếu phát triển mạnh qua các kênh tiêu dùng online. Từ trong khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho công nghệ trong sản xuất và bán hàng, cũng như luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để khi đến tay người tiêu dùng luôn đạt chất lượng tốt nhất.

 

“Để phương thức bán hàng online phát triển sâu rộng hơn nữa, việc đổi mới công nghệ trong sản xuất cũng như trong kinh doanh là rất cần thiết. Điều này gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng, tưduy của người sản xuất cũng phải thay đổi rất nhiều, sản xuất ra những hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng tốt… mới có thể bán hàng trên các hệ thống hiện đại. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cũng cần mở các lớp học cho các nhà sản xuất học về sản xuất, kinh doanh, học về marketing cũng như học cách đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để có được những hiệu quả tốt nhất”, bà Hậu nhận định.

Thời gian qua, để giúp hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị phần, Bộ Công Thương chủ động đề nghị các địa phương sớm xây dựng kế hoạch, kịch bản tiêu thụ hàng hóa nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng, kịp thời ứng phó với các cấp độ của dịch bệnh để hạn chế tối đa hiện tượng ùn ứ hàng hóa, đứt gãy nguồn cung phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán hàng Việt lưu động tại khu đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để gia tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng. Đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động TMĐT, hiển thị các sản phẩm nông sản Việt trên các ứng dụng công nghệ.

Tuy nhiên, để có được niềm tin cho người tiêu dùng thì các DN cầnthực hiện nghiêm các quy định về bán hàng trên tất cả các trang mạng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng được sử dụng dùng sản phẩm tốt, chất lượng. Cạnh tranh phải lành mạnh, quảng cáo cũng phải đúng sự thật nhằm đem lại lòng tin vững chắc cho người tiêu dùng cả trong nước và trên thị trường thế giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm