Đời sống

''Bắt bệnh'' nồi nước dùng mất ngon vì những sai lầm khi cho gia vị

Nước dùng được xem như một trong những bí quyết ẩm thực của nhiều nền văn hóa, trong đó có Việt Nam.

Những sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục ngầu, kém ngon, thậm chí trở thành "chất độc" cho gia đình / Hầm xương kiểu này bảo sao nước dùng đục ngầu- kém ngọt lại ngấm thêm độc tố vào người

Nổi tiếng với món bún, phở, hủ tiếu... cực ngon mà không ở đâu có, cùng rất nhiều loại gia vị nấu ăn đặc biệt,người dân Việt Nam sinh ra dường như đã có sẵn tay nghề chế biến những loại nước dùng phù hợp với từng món ăn truyền thống và hiện đại, có vị giác cực nhạy với các loại nguyên liệu chế biến nước dùng. Thế nhưng, có những sai lầm mà chúng ta vẫn dễ dàng mắc phải đó là dù nấu được nồi nước dùng có vị rất ngon nhưng mùi hương lại vẫn ''thiếu một chút'' khiến món ăn kém hấp dẫn đi nhiều.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.

Lý do cho việc này chính là do bạn đang dùng sai gia vị khi nấu. Một món súp, canh, phở... ngon phải là món mà ăn vào mùa đông khiến ta thấy dễ chịu, vừa ấm bụng vừa sảng khoái, ăn vào mùa hè cũng vẫn khiến ta thấy hợp miệng, kích thích thèm ăn.

Để làm được vậy, đòi hỏi người đầu bếp phải có bí quyết nấu nước dùng cực chuẩn. Với những bà nội trợ thông thường, việc tự nấu nước dùng tại nhà sẽ mang nhiều ''phiêu lưu'' hơn hẳn bởi dù có đủ các nguyên liệu như hàng quán vẫn làm thì ở công đoạn nêm nếm, chỉ một chút sai lầm thôi cũng khiến nồi nước dùng kém thơm ngon hơn đấy.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.

Cùng tìm hiểu những loại gia vị có thể làm hỏng nồi nước dùng của bạn để điều chỉnh cho hợp lý nhé:

1. Tỏi

Đây là gia vị cực kỳ quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình, khi nấu ăn, chúng ta thường có thói quen cho hành khô hoặc tỏi băm vào món ăn để khử mùi cho các loại thịt cá, làm dậy mùi cho các món xào, nấu. Tỏi còn kích thích thèm ăn, tốt cho hệ tiêu hóa và chống cảm lạnh rất tốt.

Thế nhưng, cho tỏi vào nồi nước dùng lại là một sai lầm phổ biến không kém. Bởi tỏi có mùi rất nặng, chúng có thể lấn át hết mùi hương của các nguyên liệu khác mà không có chút tác dụng nào trong việc loại bỏ mùi hôi của thịt hoặc xương hầm. Thay vào đó, bạn nên dùng gừng đập dập sẽ tốt hơn.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.

2. Hạt tiêu rừng (hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu)

Hạt tiêu rừng hay còn được gọi bằng nhiều cái tên như hạt mắc khén, xuyên tiêu, hạt xẻn là loại gia vị cay đặc trưng của nhiều khu vực rừng núi, miền cao phía bắc. Chúng có mùi thơm nồng, vị cay rát rất thích hợp để nghiền ra làm các món muối chấm hoặc làm gia vị ướp thịt cá nướng sẽ rất thơm.

Thế nhưng, khi làm các món súp, canh, hầm thì cũng như tỏi, chúng sẽ lấn át đi mùi thơm ngọt của thịt, xương, rau củ... khiến nồi nước dùng khi ăn vẫn cảm nhận được vị ngọt của các loại nguyên liệu nhưng lại không có mùi thơm nên có.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.

3. Hạt tiêu

Hạt tiêu thường thì ít cay hơn hạt tiêu rừng và ớt, vì thế với những người ít ăn cay họ sẽ chọn hạt tiêu như một loại gia vị vừa bổ sung vị cay vừa phải, vừa có mùi thơm nhẹ rất phù hợp cho các món xào, cháo... Thế nhưng, khi nấu canh, súp, hầm thì hạt tiêu lại rất phản tác dụng nếu cho vào nồi nấu nước dùng.

Chúng khiến món ăn có vị tanh hơn, phá hủy hoàn toàn hương vị của các nguyên liệu và gia vị khác. Vì thế, tuyệt đối đừng cho hạt tiêu vào nấu cùng nước dùng.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet.

Dù là tỏi, hạt tiêu rừng hay hạt tiêu, đây đều là những loại gia vị mà chúng ta vẫn có thể thưởng thức khi ăn cùng với các món nước, hầm hay canh, súp, thế nhưng chỉ nên dùng chúng ăn kèm,sau khi đã nấu xong nước dùng để tăng thêm mùi hương mà không làm ảnh hưởng tới nước dùng bạn nấu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm