Đời sống

Cha mẹ sẽ ngừng ngay việc sơn thử 1, 2 ngón tay của con cho vui nếu biết được những điều này

Nhiều mẹ thường hay sơn thử móng tay của con để cho vui hoặc muốn con sợ mà không mút ngón tay, thế những việc này lại tiềm ẩn cả loạt nguy cơ đằng sau mà chắc chắn các mẹ sẽ giật mình nếu như biết được.

Lẩu gà ớt hiểm cay tê, hấp dẫn / Mâm cơm ngày Tết 'ngon mắt' của bà mẹ TP HCM

Vì sao bé biết mà đòi sơn móng tay? Lý do đơn giản nhất, vì bé thấy tay mẹ có. Một số cha mẹ khác lại dùng cách sơn móng tay cho bé để hạn chế thói quen mút ngón tay hoặc cắn móng tay, mỗi khi bé định đưa lên miệng thì sẽ trông thấy "sơn" trên tay mình và ý thức là thứ này không ăn được.

Cha mẹ sẽ ngừng ngay việc sơn thử 1, 2 ngón tay của con cho vui nếu biết được những điều này - Ảnh 1.

Một số bé có thói quen mút tay, cắn móng tay. Một số cha mẹ nghĩ cách sơn móng tay để bé từ bỏ thói quen này (Ảnh minh họa)

1. Những "hung thủ" âm thầm ẩn trong các lọ sơn sặc sỡ

Ngay cả khi bé con nhà bạn qua giai đoạn mút tay, thì việc dùng sơn móng tay cho bé vẫn tiềm tàng những điều nguy hiểm. Cơ quan quản lý thực phẩm và Dược phẩm hoa kỳ đã liệt kê ra một số chất có trong sơn móng tay, những chất này bao gồm formaldehyde, phthales và toluene, những chất có thể gây hại cho cả người lớn chứ không chỉ đối với trẻ nhỏ.

Formaldehyde

Formaldehyd, hay được gọi là "formalin" hoặc "methylene glycol" trên nhãn, là một hóa chất được sử dụng làm cứng móng tay, khiến móng giòn và dễ bị gãy hoặc bong tróc hơn. Nó có liên quan đến việc gây kích ứng da và một số triệu chứng dị ứng.

Nếu không có formaldehyd, sơn móng tay có thể chứa nhựa, chẳng hạn như nhựa toluene sulfonamide / formaldehyd (TSFR), giúp lớp sơn trơn, mượt cũng như bám lại lâu hơn khi phủ lên móng và thường có một độ bóng nhất định.

Toluene

Toluene là một hóa chất được sử dụng trong các loại sơn mỏng hơn, trong nước hoa nhân tạo và dung dịch tẩy rửa gia dụng. FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho biết chất này sẽ có hại nếu tiếp xúc ở mức độ cao.

Phthalates

Dibutyl phthalate (DBP) là chất có liên quan đến dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng tới tăng trưởng trong các thử nghiệm điều kiện phòng thí nghiệm ở động vật. Rất may, hầu hết các loại sơn móng tay đã bắt đầu loại bỏ phthalate như dạng dimethyl phthalate (DMP) và diethyl phthalate (DEP).

Cha mẹ sẽ ngừng ngay việc sơn thử 1, 2 ngón tay của con cho vui nếu biết được những điều này - Ảnh 2.

Các lọ sơn móng tay thông thường hầu như đều chứa các hóa chất có hại cho chất lượng móng của cơ thể (Ảnh minh họa)

Danh sách hóa chất trong sơn móng tay cần tránh:

• Long não

• etyl axetat

• Butyl axetat

• Nitrocellulose

• Acetone

• Triphenyl phốt phát (TPHP)

• Xylen

• Chì và các kim loại nặng khác

• Ethyl tosylamit

• Paraben

• Sulfat

2. Phải làm gì nếu bé nhà bạn cắn phải móng có sơn móng tay?

Trong sơn móng tay thường có mùi đặc trưng đi kèm, đặc biệt trong các loại sơn gốc dung môi như ta thường dùng. Tuy không có nghiên cứu nào chỉ ra sơn móng tay dẫn tới ung thư, bệnh hô hấp hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở người lớn. Nhưng cũng không có nghiên cứu nào bảo đảm sự an toàn về việc sử dụng sơn móng tay đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nên hãy thật sự chú ý khi mẹ dùng sơn hoặc muốn sơn lên tay bé.

Trong khi sơn móng tay dạng lỏng có nhiều hóa chất hơn, sơn móng tay khô được chỉ định rằng không độc hại khi dùng lượng nhỏ. Nhưng nếu bé nhà bạn nuốt phải sơn móng tay thì đó quả là tình huống nguy hiểm, lúc này cha mẹ hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Sơn móng tay được quy định là mỹ phẩm, đó là lý do tại sao các mẹ chỉ nên mua những loại uy tín và không sơn móng tay cho con nhỏ.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm