Người đang xạ trị ung thư nên ăn gì?
Cách làm lạp xưởng nhâm nhi ngày Tết / Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Một thói quen ăn uống tốt có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu được nhiều bất lợi do quá trình điều trị ung thư cũng như chính bản thân căn bệnh mang lại.
Chán ăn - vấn đề thường trực với bệnh nhân xạ trị ung thư
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Khối u ác tính có thể sản sinh ra những chất làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Quá trình sử dụng chất đạm, bột đường, chất béo của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi khối u hiện diện ở dạ dày hay đường ruột. Bệnh nhân cảm thấy no căng, đầy bụng, biếng ăn, không cảm giác đói mặc dù cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất.
Những bất lợi thường gặp do ung thư và quá trình điều trị gây nên có thể khiến người bệnh cảm thấy: chán ăn; khô miệng; đau và nhiễm khuẩn miệng, hầu họng; buồn nôn, nôn; thay đổi khẩu vị; tiêu chảy; bạch cầu trong máu giảm; ít uống nước; táo bón...
Chán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Trầm cảm, những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày; với người khác có thể lâu hơn.
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Làm thế nào để cải thiện?
Dù với bất cứ lý do gì, bệnh nhân điều trị ung thư và người nhà cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng trên.
Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.
Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen...).
Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn...
Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phô mai, bánh quy giòn, nho khô...).
Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn. Ảnh : minh họa
Buổi sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm trong cả ngày.
Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên dùng máy hút mùi, thức ăn để nguội còn âm ấm hẵng dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh. Không khí trong phòng khi ăn cần thoáng mát, dễ chịu.
Sáng tạo đổi món, đa dạng hoá thức ăn và món tráng miệng.
Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.
Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bản thân mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt