Tuyệt chiêu xào giá đỗ cực ngon ít người biết
Cách tự làm giá đỗ ngay tại nhà nhanh gọn, rẻ tiền lại an toàn cho sức khỏe / 'Tiên dược' giá rẻ giúp ‘rửa sạch’ đại tràng và chống ung thư cực kỳ hiệu quả
Giá đỗ là một trong những loại mầm hạt được nhiều người ưa thích vì có vị ngọt, thanh mát, giòn giòn. Nhiều người thường sử dụng giá đỗ để ăn sống, ăn lẩu, luộc, nấu canh, xào... trong đó xào rất phổ biến. Giá đỗ có thể xào với nhiều thực phẩm khác nhau như thịt bò, thịt lợn, mề gà, dạ dày lợn... hoặc xào không đều rất ngon. Tuy nhiên khi xào ra đỗ, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình xào giá bị tanh hoặc không giòn, thậm chí còn bị thâm, ra rất nhiều nước.
Đầu bếp lý giải, đó là do khi xào giá đỗ, bạn đun nóng dầu ăn rồi cho giá trực tiếp vào nồi mà bỏ quên một bước đó chính là chần giá. Như vậy chần giá như thế nào để khi xào giá vừa ngon lại giòn, bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây.
Chuẩn bị:
Trước khi xào giá đỗ, chúng ta chuẩn bị các nguyên liệu sử dụng: giá đỗ, hành lá, gừng, giấm trắng, dầu ăn, muối, nước tươngnhạt, và các loại gia vị, đồ dùng thường dùng trong nhà bếp.
Cách làm:
- Chọn giá đỗ:
Để món giá đỗ xào ngon, trước tiên chúng ta cũng nên lưu ý đến việc chọn giá. Chúng ta cần chọn được loại giá đỗ sạch nếu không mua phải loại dùng thuốc kích thích tăng trưởng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Muốn chọn giá ngon, sạch, quan sát sẽ thấy, giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch không hóa chất thường "gầy" hơn, thân giá khó gẫy hơn và nhìn không bắt mắt.
Loại giá đỗ sạch không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng.
Giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có dễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.
Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.
Quan sát màu sắc sẽ thấy, giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt, đẹp mắt còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.
- Cách xào giá đỗ giòn ngon, không tanh
Nhặt và rửa sạch giá đỗ đã chuẩn bị, sau đó để sang một bên cho ráo nước.
Sau đó rửa sạch hành và gừng. Hành lá cắt khúc, gừng băm nhỏ, để riêng. Ớt khô rửa sạch, cắt khúc (ai không ăn được cay thì bỏ qua bước này).
Đun sôi một nồi nước, thêm 1 thìa muối ăn vào trong nồi,cho giá vào chần trong 5-7 giây rồi vớt ra ngay, để luôn vào chậu nước lạnh, ngâm một lúc rồi vớt ra để riêng.
Đun nóng chút dầu ăn trong chảo, thêmhành lá, gừng băm nhỏ và ớt khô vào rồi phi thơm. Lúc này thả giá đỗ vào, đảo đều. Thêm một chút giấm trắng và một chútnước tương nhạt vừa đủ, dùng đũađảo nhanh tay cho ngấm gia vị.
Cho hành lá, nêm muối cho vừa miệng, đảo đều rồi tắt bếp. Lúc này bạn có thể cho thêm chút giấm thơmbalsamic vào, vừa có thể làm tăng vị chua của giá, vừa giúp giá giòn và ngon hơn.
Như vậy bạn hãy nhớ, khi xào giá, cần chần trước nó để giá khử mùi tanh và giòn hơn. Việc cho giấm vào khi xào cũng giúp giá giòn, trắng hơn!
Lưu ý: Khi xào giá đỗ, nên xào chín tới, không để giá sống hoặc tái vì tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Nếu giá chưa được nấu chín sẽ không tốt cho cơ thể.
Chúc các bạn thành công!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?