Uống cà phê có thể gây ra hôi miệng
Uống nhiều cà phê giúp giảm 65% nguy cơ mắc xơ gan / Pha cà phê với đường trắng, sữa đặc: Tưởng làm đúng mà hóa ra lại hại cơ thể
Cà phê luôn là đồ uống ưa thích hàng đầu của rất nhiều người trên toàn thế giới. Uống cà phê có tác dụng làm hưng phấn hệ thống trung khu thần kinh, tiêu trừ mỏi mệt và nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, uống cà phê đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Nhưng đi cùng với hương thơm quyến rũ và vị ngon độc đáo của những hạt cà phê là nguy cơ dẫn đến hôi miệng mà ít ai trong chúng ta ngờ đến.
Uống cà phê mỗi ngày có rất nhiều lợi ích nhưng cũng để lại những hậu quả nhất định. Ảnh minh họa
Người hay uống cà phê sẽ thường hay có triệu chứng xerostomia – khô miệng. Nguyên dân là do trong cà phê có chứa caffeine, một trong số những thủ phạm chính làm giảm lượng nước bọt tiết ra và từ đó gây ra khô miệng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở. Hậu quả sau đó là bạn sẽ thấy hơi thở có mùi khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Hơn thế nữa, thiếu nước bọt sẽ cản trở việc rửa trôi các vụn thức ăn còn dính trên lưỡi và răng, thậm chí có thể dẫn đến sâu răng.
Các loại cà phê khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến hơi thở của bạn. Ví dụ, một tách espresso đậm đặc nồng độ 75 miligam caffeine mỗi ounce sẽ là kẻ thù lớn đối với hơi thở của bạn. Do nó chứa nồng độ caffeine cao và mùi vị sẽ còn lại rất lâu. Trên thực tế, hầu hết các chất gây ra hôi miệng đều có chung một công thức: thức ăn hoặc đồ uống càng có mùi thơm bao nhiêu thì chúng càng có nhiều ảnh hưởng xấu đến hơi thở của bạn. Đây là nguyên nhân tại sao ăn đồ chứa hành hoặc tỏi thưởng để lại mùi khó chịu trong một khoảng thời gian dài.
Các nhà khoa học đã chỉ ra tác hại của việc thêm kem hoặc sữa khi uống cà phê. Ảnh minh họaNgoài loại cà phê mà bạn pha, thì những thứ bạn cho thêm vào cốc cà phê của mình cũng góp một phần trong việc gây ra hôi miệng. Kem, sữa hay thậm chí các loại kem không sữa tạo vị thường gây ra sự “bùng phát” vi khuẩn trong miệng bạn. Đường là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn phát triển, bởi vậy việc khuấy đường sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tăng tốc độ di chuyển. Còn cà phê lại là môi trường a-xít cao giúp vi khuẩn sinh sản với tốc độ chóng mặt.
Giải pháp:
Một giải pháp để bảo vệ hơi thở của bạn là nên tránh bỏ thêm đường hay sữa vào cốc cà phê của mình. Điều này có thể hơi khó cho một số người nhưng nó sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hơi thở . Một cách khác đó là bạn có thể đổi sang uống trà. Trong khi một tách trà cũng nóng và chứa nhiều caffeine, trà có tính chất a-xít thấp hơn nhiều so với cà phê và không gây ra mùi khó chịu sau khi uống. Còn nếu cà phê đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bạn thì bạn nên uống thêm nhiều nước để kích thích tuyến nước bọt, và nếu có thể thì nên cố đánh răng và vệ sinh lưỡi sau mỗi lần nhâm nhi tách cà phê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ