Hỗ trợ doanh nghiệp

“Bay trên Phụng Hoàng Sơn": Kỳ vọng du lịch, kinh tế địa phương “cất cánh”

DNVN - “Bay trên Phụng Hoàng Sơn” đã trở thành sự kiện thường niên của huyện Tri Tôn (An Giang), làm cho vùng đất này có thêm món du lịch mới, độc đáo thu hút nhiều du khách trong, ngoài tỉnh đến xem, góp phần quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của huyện cũng như tạo “điểm nhấn” thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế của địa phương.

Đắk Lắk: Trao Giấy chứng nhận đầu tư Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 1500 tỷ đồng / Cung cấp “vốn mồi” 100 triệu đồng hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội

“Bay trên Phụng Hoàng Sơn” đã trở thành sự kiện thường niên của huyện Tri Tôn

“Bay trên Phụng Hoàng Sơn” đã trở thành sự kiện thường niên của huyện Tri Tôn (An Giang).

Phi công “thỏa sức”, du khách “mãn nhãn”

Ngày 30/4, tại Khu liên hợp Thể thao, Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang tổ chức chương trình biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình với chủ đề “Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022”.

Phụng Hoàng Sơn còn gọi là núi Cô Tô, có độ cao hơn 300m so với mực nước biển. Đây là năm thứ hai hoạt động thể thao này được tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 136 năm Ngày Quốc tế lao động, hướng đến kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang và 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại chương trình biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình, ông Trần Minh Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết: Chương trình biểu diễn dù lượn có động cơ “Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022” được phối hợp với Liên đoàn Dù lượn Thể thao TP Hồ Chí Minh, với sự tham gia gần 100 phi công trên khắp cả nước, biểu diễn 3 loại hình là dù lượn, diều lượn (có động cơ) và máy bay mô hình, đây là loại hình thể thao mạo hiểm độc đáo và có sức cuốn hút mạnh mẽ bởi niềm đam mê chinh phục bầu trời.

“Sự kiện thể thao này nhằm tạo thêm sân chơi mới lạ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh. Tôi mong rằng thời gian tới, sự kiện này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn, quy mô hơn, thu hút nhiều người đến xem. Qua đó, quảng bả, giới thiệu đến với du khách trong và ngoài tỉnh những nét văn hóa đặc sắc của huyện Tri Tôn nói riêng, tỉnh An Giang nói chung”, ông Giang nhấn mạnh.

a

Các phi công thỏa sức biểu diễn trên không, dưới đất du khách vô cùng thích thú.

Các phi công dù lượn, diều lượn (có động cơ) trình diễn bay thẳng đứng kết hợp kéo cờ Tổ quốc trên không, hàng ngàn du khách phía dưới vỗ tay cổ vũ, tán thưởng.

Anh Nguyễn Thanh Lâm (36 tuổi), du khách đến từ Cần Thơ cho hay: Qua thông tin báo, đài biết được ở Tà Pạ, Tri Tôn có tổ chức chương trình biểu diễn máy bay, dù lượn nên cùng nhóm bạn đến xem. “Trước đây, mình chỉ xem qua hình ảnh trên các clip, cảm giác máy bay, dù lượn trên đầu thật đã mắt… mong rằng các chương trình như vậy sẽ được tổ chức nhiều hơn”, anh Lâm mong mỏi.

Một trong những phi công tham gia sự kiện này lần này nhận định: Hoạt động bay diễn ra khắp cả nước. Riêng điểm bay ở Tri Tôn thì có sức hút rất lớn, bởi có sân đua bò lớn phía dưới, cơ sở hạ tầng cũng đầy đủ. Phải nói rằng chưa có điểm bay nào có đường băng để phi công cất cánh lý tưởng. “Cảm giác bay trên không phía dưới hàng ngàn khán giả, ít có chỗ nào tổ chức được như vậy, mặc dù tôi biểu diễn cũng nhiều nơi”. Anh này nói.

Về chương trình “Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022”, ông Lâm Quang Quý - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn dù lượn thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết: Sự kiện lần này được sự quan tâm rất lớn từ địa phương. Hoạt động bay diễn ra khắp cả nước, thậm chí nước ngoài. Tuy nhiên điểm bay ở Tri Tôn thì có sức hút rất lớn, bởi có Khu du lịch thể thao Soài Check, đầy đủ về hạ tầng. Phải nói rằng chưa có điểm bay nào có đường băng để phi công cất cánh lý tưởng như vậy.

Theo ông Quý, chương trình sẽ biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình phản lực lần này, có 10 dù lượn và diều lượn, 50 máy bay mô hình phản lực. Chương trình chính thức diễn ra trong 2 ngày 30/4 và 1/5 từ 8h - 10h, sau thời gian đó, các phi công sẽ biểu diễn tự do. “Điểm đặc biệt của sự kiện lần này, chúng tôi có triển khai máy bay mô hình có phản lực. Đặc biệt là việc thả 2 lá cờ Tổ quốc, thả khói màu để chào mừng đại lễ 30/4 và 1/5. Việc huyện Tri Tôn triển khai 2 đường băng hết sức bằng phẳng cũng tạo điều kiện cho hoạt động bay lần này được”, ông Quý nói.

“Điểm nhấn” cho kỳ vọng

Theo bà Trần Thị Thu Huệ - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tri Tôn, ngoài biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình còn có các chương trình văn nghệ; hoạt động triển lãm, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, được công nhận OCOP như: Đường thốt nốt, tinh dầu chúc, gạo sữa Bảy Núi… Đồng thời, còn giới thiệu nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của vùng đất Bảy Núi, như: Đu đủ đâm, gà đốt Ô Thum, chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt, ếch nướng…

Ông Trần Minh Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn kỳ vọng “Qua sự kiện lần này, chúng tôi sẽ thành lập Trung tâm Huấn luyện bay miền Tây để đào tạo, huấn luyện các phi công là con em miền Tây tham gia bay biểu diễn trong những ngày lễ lớn. Việc dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát nên các hoạt động trở lại bình thường mới, trong đó hoạt động thể thao du lịch cần được đẩy mạnh góp phần vì sự phát triển của huyện nhà”.

Về vấn đề này, ông Lâm Quang Quý - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn dù lượn thể thao TP Hồ Chí Minh nhận định: “Hiện nay, có thể nói điểm bay Phụng Hoàng Sơn của Tri Tôn là một trong những điểm bay lý tưởng được đầu tư về hạ tầng, kỹ thuật tốt nhất cả nước. Chúng tôi kỳ vọng, trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành một Trung tâm huấn luyện cho tất cả các phi công dù lượn, diều lượn có động cơ, diều bay có động cơ và các bộ môn thể thao về hàng không khác”.

Ông Cao Quang Liêm - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn trao quà lưu niệm cho đại diện Liên đoàn Dù lượn thể thao TP Hồ Chí Minh.

Ông Cao Quang Liêm - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn trao quà lưu niệm cho ông Lâm Quang Quý - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn dù lượn thể thao TP Hồ Chí Minh.

Ở sự kiện “Bay trên Phụng Hoàng Sơn” được tổ chức lần đầu năm 2020, ông Nguyễn Hữu Nam - thành viên Hội Dù lượn TP Hà Nội, người được xem là phi công dù lượn cao tuổi nhất Việt Nam (69 tuổi) lúc đó, từng chia sẻ: Trong những chuyến khảo sát tìm điểm bay mới ở miền Nam, Hội Dù lượn TP Hà Nội như “bắt được vàng” khi phát hiện ra điểm bay trên Phụng Hoàng Sơn (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). “Điều kiện địa hình, thời tiết, sức gió ở đây rất phù hợp để bay được nhiều thời điểm trong năm, mặt bằng điểm bay trên Vồ Hội rất thuận lợi cho phi công cất cánh.

Theo ông Nam, khi trao đổi về xây dựng điểm bay mới, chúng tôi được lãnh đạo địa phương nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện tối đa. Trong quá trình bay thử, kết quả đạt được rất tốt. “Từ độ cao trên Phụng Hoàng Sơn, quan sát toàn cảnh vùng Bảy Núi rất đẹp. Tôi nghĩ đây là điểm bay mới rất lý tưởng. Thông qua môn thể thao này, sẽ thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến với An Giang”, ông Nam nhận định.

Tại buổi họp báo ngày 29/4, ông Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn thông tin với báo chí: Đây là lần thứ 2 địa phương tổ chức chương trình “Bay trên Phụng Hoàng Sơn” với nhiều nét mới, hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Với lợi thế có sẵn, thung lũng đẹp, sân đua bò lớn nên hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi.

“Huyện xác định đây sẽ là hoạt động du lịch thường niên nên đầu tư 2 đường băng với tổng chiều dài hơn 500m, trong đó có 1 đường băng chính là 300m. Việc thi công, hoàn thành 2 đường băng một cách gấp rút thể hiện sự quyết tâm của huyện chuẩn bị cho hoạt động cả năm. Đặc biệt là vào dịp Quốc khánh 2/9 và lễ Sen Dolta sẽ có tổ chức thêm chương trình “Bay giữa mùa lễ hội” nếu điều kiện cho phép”, ông Liêm khẳng định.

Chia sẻ về sự kiện này với PV Doanh nghiệp Việt Nam, ông Liêm mong muốn, tại đây sẽ là “Trung tâm huấn luyện bay của cả miền Tây”. Ngoài việc bay biểu diễn thì còn phục vụ cho nông nghiệp, kiểm tra phòng chống cháy rừng… Từ đó, giúp cho vùng đất này có thêm món du lịch mới, độc đáo thu hút nhiều du khách đến xem, góp phần quảng bá, giới thiệu đến với du khách trong và ngoài tỉnh những nét văn hóa đặc sắc của huyện cũng như tạo “điểm nhấn” thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế của địa phương.

Ông Liêm cho biết thêm: Theo Quyết định 353, Tri Tôn là một huyện nghèo với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là 21%. Với xu thế phát triển mới, bằng những nỗ lực của cả hệ thống chính quyền An Giang nói chung, Tri Tôn nói riêng luôn tạo được “điểm nhấn”, thu hút các nhà đầu tư đến với Tri Tôn, huyện cũng mong rằng trong thời gian tới, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư cho huyện nhiều hơn nữa.

Cũng theo ông Liêm, hiện Tri Tôn cũng đang kêu gọi đầu tư phát triển điểm du lịch cho hồ Soài So, Soài Check, Tà Pạ…

Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc trình diễn dù lượn, diều lượn (có động cơ) và máy bay mô hình phản lực làm mãn nhãn hàng ngàn du khách, do PV Doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận tại sự kiện "Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022".

a

Dù lượn có động cơ và máy bay mô hình phản lực trình diễn thả khói sáng.

Dù lượn có động cơ và máy bay mô hình phản lực trình diễn thả khói sáng.

a

Màn trình diễn bay song song và lượn vòng cung kết hợp kéo cờ Tổ quốc của 2 phi công dù lượn và diều lượn (có động cơ) làm mãn nhãn hàng nghìn khán giả phí dưới.

Màn trình diễn bay song song và lượn vòng cung kết hợp kéo cờ Tổ quốc của 2 phi công dù lượn và diều lượn (có động cơ) làm mãn nhãn hàng nghìn khán giả phía dưới.

Phi công người nước ngoài cười vui vẻ với khán giả trước khi cất cánh trình diễn diều lượn (có động cơ).

Phi công người nước ngoài cười vui vẻ với khán giả trước khi cất cánh trình diễn diều lượn (có động cơ).

Khoảnh khác phi công trình diễn kéo cờ Tổ quốc đi ngang cây Thốt gây ấn tượng cho khán giả.Nốt

Khoảnh khác phi công trình diễn kéo cờ Tổ quốc đi ngang cây Thốt Nốt gây ấn tượng cho khán giả.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm