Hỗ trợ doanh nghiệp

"Giải cứu" doanh nghiệp mùa COVID-19

Trong 1 năm qua, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chính sách chỉ nằm trên giấy mà chưa thể thực hiện.

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn hợp tác với các đại học địa phương của Việt Nam / Bộ Công Thương khuyến cáo về hành vi gian lận, lừa đảo của một số doanh nghiệp UAE

Thời điểm này năm 2020, những chính sách đầu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19 đã được ban hành và trong cả năm liên tục có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ tín dụng tới thuế, tài chính khác. Các chính sách này đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp phần nào vượt qua được những khó khăn do COVID-19 gây ra, giữ được sức phát triển qua cả một năm đầy sóng gió, nhưng cũng rất nhiều chính sách chỉ nằm trên giấy trong thời gian dài mà chưa thể thực hiện do thiếu tính thực tế hoặc quá chặt.

Chính sách hỗ trợ về thuế bao gồm: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, khoảng 700.000 doanh nghiệp; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, gói hỗ trợ này với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,2% GDP); gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; gia hạn thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 năm, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm; giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; sửa đổi các quy định về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Khoản tiền được hồi tố, hoàn trả lại cho các doanh nghiệp lên đến gần 5.000 tỷ đồng.

Giải cứu doanh nghiệp mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Thứ hai là các chính sách hỗ trợ tín dụng. Kể từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm 3 lần một loạt lãi suất điều hành như: lãi suất tiền gửi, lãi suất qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu... để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19. Gói tiền tệ - tín dụng có giá trị ước tính 36,6 nghìn tỷ đồng (0,6% GDP).

Miễn giảm thuế giúp doanh nghiệp vượt khó

Dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm nay, nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí đã được ban hành với mức miễn, giảm từ 30% đến 100% để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tư và phát triển sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ, Công ty CP Công nghệ Nhật Hải sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Theo đại diện doanh nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, thời gian dài, sản xuất chỉ đem lại lợi nhuận khi các ứng dụng khoa học thành công. Do vậy ưu đãi này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào áp lực về tài chính.

 

Còn với Công ty CP Cơ khí Licogi Đông Anh, những tác động của đại dịch trong 1 năm qua đã khiến doanh thu chỉ đạt 60% mục tiêu đề ra. Tuy nhiên việc được giảm tới 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp giảm đi những gánh nặng về thuế trong giai đoạn này.

Giải cứu doanh nghiệp mùa COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19 trong 1 năm qua. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Theo đánh giá, những chính sách ưu đãi thuế sẽ là đòn bẩy để để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển trong giai đoạn này.

Mặc dù đã góp phần quan trọng trong phòng, chống và đẩy lùi dịch COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp, việc thực hiện các gói hỗ trợ còn khiêm tốn, đến đầu tháng 10/2020, khoảng 80% doanh nghiệp được khảo sát không nhận được gói hỗ trợ COVID-19 lần 1 của Chính phủ. Lý do chủ yếu là doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, không có thông tin về chính sách. Gói chính sách tài khóa mới thực hiện được 26,4%. Gói chính sách tiền tệ - tín dụng mới chỉ có 20% số doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện để giải ngân.

Trên thực tế, việc hỗ trợ doanh nghiệp chỉ được coi là thành công có hiệu quả khi doanh nghiệp nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và cụ thể. Nếu chính sách được xây dựng khó thực hiện thì không có tác động tốt đến doanh nghiệp, ngược lại còn làm xói mòn lòng tin của doanh nghiệp về việc đồng hành của nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp trong khó khăn.

 

Trong 1 năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được đưa ra, những chính sách nào thực sự có tác động tới doanh nghiệp, cách tác động nào là hợp lý trong bối cảnh khó khăn vừa qua? Đã qua 1 năm COVID-19 và chúng ta tiếp tục đối mặt với năm COVID-19 tiếp theo, đến nay tình hình thực tế của doanh nghiệp như thế nào?

Những câu hỏi trên phần nào sẽ được giải đáp trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 12/3 với sự tham gia của bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm