Hỗ trợ doanh nghiệp

'Phép thử' COVID-19 với startup

Dịch COVID-19 giống như cuộc sàng lọc, đào thải những doanh nghiệp khởi nghiệp non nớt ra khỏi thị trường vốn đã cạnh tranh rất khốc liệt.

Sun Grand City Feria: Mua biệt thự sang, nhận “ưu đãi vàng” / Lâm Đồng: Hiệu quả chương trình “Cà phê Doanh nhân” ở Chi hội Doanh nghiệp Đức Trọng

Trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam chắc vẫn không thể quên sự việc CTCP công nghệ Onaclover, chủ sở hữu của ứng dụng kết nối phòng gym và spa WeFit phá sản sau thời gian bị tố nợ tiền nhà cung cấp và gặp thêm khó khăn vì dịch bệnh. Đáng chú ý, WeFit từng được kỳ vọng sẽ trở thành Unicorn - kỳ lân của Việt Nam.

Trăm ngàn khó khăn đè nặng

Không chỉ WeFit, dịch bệnh cũng đã khiến nhiều startup rơi vào tình cảnh "ngủ đông", cầm cự qua ngày. Ông Ngô Minh Hiếu, sáng lập và điều hành một startup về điểm chỉ dẫn địa lý xanh cho ngành rau củ quả, cho biết thời điểm dịch bùng phát lần đầu rơi vào đúng lúc công ty chuẩn bị đón tiếp các nhà đầu tư Singapore sang để gặp mặt, ký kết rót vốn. Tuy vậy, quy định cấm bay khiến cơ hội này bị hoãn lại cho đến giờ và nhân viên trong công ty này hiện đã nghỉ việc gần hết.

Dich-COVID-19-tac-dong-toi-sta-1442-3992

Startup có thể giải quyết nhu cầu mới của người tiêu dùng phát sinh từ đại dịch COVID-19.

Ông Hiếu cho biết: "Không thể tiếp cận các gói vay tại Việt Nam, chúng tôi chỉ có thể gọi vốn từ các quỹ đầu tư. Nhưng các quỹ dù hoàn thiện những bước hồ sơ online vẫn yêu cầu gặp trực tiếp người sáng lập, điều hành, nghiên cứu kỹ mới rót vốn".

Đặc biệt, đầu ra của sản phẩm vẫn đang là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Ông Đỗ Trần Anh, Giám đốc Công ty TNHH Farmtech Việt Nam - ứng dụng IoT (internet vạn vật kết nối) trong lĩnh vực nông nghiệp, chia sẻ dù nông nghiệp là ngành kinh tếchủ lực của Việt Nam nhưng hiện mới đang được đầu tư nhỏ lẻ và tỷ lệ ứng dụng công nghệ khá thấp.

"Nông dân không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm công nghệ phức tạp hơn. Yếu tố về nhận thức người dùng, trình độ công nghệ cản bước các startup IoT trong ngành này. Hơn nữa, việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn và chưa có một bộ tiêu chuẩn cho các sản phẩm như các nước Na Uy, Pháp..., khiến startup khó mở rộng quy mô. Mà muốn mở rộng được thì cần quay lại bài toán giáo dục thị trường", đại diện Farmtech Việt Nam nói.

Trong khi đó, với lĩnh vực nhà ở thông minh, bảo mật (security) luôn là mối quan tâm hàng đầu. Thấu hiểu điều này, Lumi - một startup Việt Nam trong ngành đã tích hợp camera, cảm biến cửa, cảm biến chuyển động với các thiết bị trong nhà để tham gia chống trộm. Tuy nhiên, công ty đang gặp thách thức trong việc tìm giải pháp cho vấn đề hacker tấn công dữ liệu trong nhà. “Đó cũng là bài toán mà Lumi đang phải tìm lời giải”, ông Nguyễn Bảo Ân, Giám đốc khu vực miền Nam của CTCP Lumi Việt Nam chia sẻ.

Đang chưa có doanh thu, dịch COVID-19 ập tới lại càng khiến các doanh nghiệp startupkhó khăn hơn, nhất là không biết bao giờ dịch mới đi qua. Nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng "sống dở, chết dở". Các doanh nghiệp đều có chung bài toán là trong khi chưa nhận được hỗ trợ vẫn phải trả lãi hàng tháng, mô hình kinh doanh còn lúng túng...

 

Vì sao dễ "chết yểu"?

Thừa nhận những khó khăn mà các startup đang gặp phải bởi đại dịch lần này, song ông Trần Bằng Việt, chuyên gia tư vấn doanh nghiệp lại không cho rằng dịch COVID-19 chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "cái chết yểu" của nhiều startup.

"Tôi cho rằng COVID-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Nếu không có COVID-19, có lẽ cái chết còn đau đớn hơn với những doanh nghiệp còn quá non yếu", ông Việt nói.

Theo chuyên gia này, điểm yếu của các startup Việt Nam là vẫn tập trung xây dựng một cái gì đó quá xa vời, chỉ nhằm tăng số lượng người người dùng. Điều đó dẫn tới tình trạng số lượng tăng thì chất lượng giảm.

Ông Việt nhấn mạnh: "Nhiều startupthấy Facebook, Alibaba, Amazon... đang rất thành công nhờ việc tạo ra các ứng dụng kết nối với người dùng và nghĩ rằng mình sẽ làm được như họ. Theo đó, startup tạo ra một sản phẩm quá xa vời với nền kinh tế, nên khi bị rung lắc thì ngay lập tức bị ảnh hưởng".

 

Trong khi đó, bà Lê Diệp Kiều Trang, sáng lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Alabaster dự báo, phong trào khởi nghiệp Việt Nam còn có thể phát triển mạnh hơn.Song, điểm yếu mà nhiều startup Việt đang mắc phải làquátập trung vào số lượng người dùng mà không quan tâm tới các chỉ số tỷ lệ lợi nhuận, chi phí, tốc độ phát triển.

"Nếu nhìn vào công ty rất thành công như Facebook, thời gian đầu họ phát triển nhanh người dùng, nhưng sức mạnh của công ty này giờ nhìn lại thấy rõ doanh thu rất cao.

Tại sao họ đặt cược số phận vào số lượng người dùng mà vẫn thành công? Câu trả lời là công nghệ của họ có điểm riêng, giữ chân được người dùng", bà Trang nói.

Quay trở lại doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, bà Trang cho rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, hiện có quá ít doanh nghiệp công nghệ có hàm lượng chất xám. Doanh nghiệp startupđi theo các mô hình cũ trên thế giới, bất kể khi nào khách hàng cũng có thể quay lưng.

Theo bà Trang, trong đại dịch COVID-19 bật ra nhiều vấn đề, nếu có thể giải quyết nhu cầu mới của người dùng, nắm bắt được cơ hội, không có lý gì các doanh nghiệp startup Việtchịu chùn bước.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm