Hỗ trợ doanh nghiệp

4 trụ cột phát triển bền vững ngành hàng trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long

DNVN - Xác định ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn để có sự đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ; lựa chọn ra 5 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại diện cho thương hiệu trái cây Việt Nam và tái cơ cấu lại ngành hàng là những “kế sách” từ chuyên gia, doanh nghiệp.

THACO hình thành trung tâm công nghiệp ô tô và cơ khí đa dụng / Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa việc sử dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA

Trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Startup lần I - năm 2022 với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp” sáng 20/12, tại phiên thảo luận “Chuyển đổi chuỗi trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới hiện đại, bền vững, phát thải thấp”, ngành chức năng cùng chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng thảo luận, đóng góp ý kiến.

a

Phó Thủ tướng Vũ Đức ĐamcùngChủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa tham quan gian hàng trái cây tại Diễn đàn Mekong Startup lần I - năm 2022.

Cơ cấu lại ngành hàng

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 2021, tổng diện tích cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 390.000 ha, chiếm 33,1% diện tích cả nước, cung cấp khoảng 4 triệu tấn trái cây cho thị trường hàng năm, với giá trị sản xuất và xuất khẩu trái cây chiếm khoảng 70% cả nước. Trong đó có một số cây ăn trái chủ lực như xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa…

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được trồng chủ lực ở Việt Nam, với tổng diện tích trồng là 87.000 ha, tổng sản lượng hơn 969.000 tấn mỗi năm chỉ đứng sau chuối và được trồng nhiều nhất ở vùng ĐBSCL, chiếm 48,0% tổng diện tích xoài của cả nước. Trong đó, diện tích trồng xoài hiện nay của tỉnh Đồng Tháp khoảng 12.171 ha, lớn nhất ĐBSCL, với sản lượng hàng năm gần 124.000 tấn. Phần lớn xoài được tiêu thụ trong nước và Việt Nam chỉ xuất khẩu được 4% tổng sản lượng xoài nên Việt Nam chỉ xếp thứ 13 các nước xuất khẩu xoài hàng đầu thế giới.

a

Bưởi da xanh vừa lần đầu tiên được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Cây ăn trái ở ĐBSCL rất đa dạng, mùa nào cũng có, trong đó sầu riêng, thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, cam, mít, chuối, chanh... và các loại cây trồng chủ lực khác được khuyến nông đầu tư sản xuất, hình thành nhiều vùng, sản xuất tập trung, quy mô lớn chứng tỏ cây ăn trái là lợi thế để người dân chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả. ruộng lúa đến ruộng lúa. cây ăn trái. Những năm gần đây, ĐBSCL không chỉ là vùng sản xuất trái cây lớn cung cấp trái cây cho một số tỉnh, thành trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp trái cây nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tươi.

TS Bùi Hồng Quân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí minh cho rằng, ngành trái cây ở ĐBSCL có một tiềm năng hết sức to lớn mang lại rất nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên, cấu trúc hiện tại của ngành này tại đây hết sức phức tạp và chồng chéo, không thể phát huy được vai trò cũng như tạo giá trị để định hình thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, để phát triển được ngành này ở ĐBSCL cần phải có các biện pháp để tái cấu trúc lại ngành này.

Theo ông Quân, một trong những biện pháp căn cơ có thể kể đến đó là thành lập các doanh nghiệp ngành hàng của từng loại trái cây dựa trên nền tảng liên kết 4 nhà đã có trước đây. Liên hiệp ngành hàng cho từng loại trái cây này sẽ điều tiết thị trường bao gồm cả đầu vào và đầu ra cũng như tạo dựng nên các thương hiệu trong một sân chơi chung có quy luật cạnh tranh lành mạnh.

“Điều này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư và có chiến lược đầu tư dài hạn vào ngành hàng trái cây cho vùng. Ngoài ra, các nhà đầu tư thúc đẩy việc chế biến sâu cũng là một”, ông Quân nhận định.

5 sản phẩm chủ lực

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, tỉnh này nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, có nhiều điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều chủng loại cây ăn trái hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất ĐBSCL đã góp phần đáng kể vào diện tích, sản lượng một số loại trái cây đặc sản cho vùng và cả nước như cam sành, bưởi, nhãn, xoài…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực cây ăn trái nói riêng còn rất ít, năng lực và tài chính hạn chế, do đó chưa tham gia sâu vào các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thiếu doanh nghiệp mạnh đảm nhiệm vai trò dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, sức cạnh tranh một số sản phẩm còn ở mức thấp, thị trường tiêu thụ chưa nhiều và không ổn định, chưa hình thành được liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ và chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm cây ăn trái chủ lực nên tiêu thụ không ổn định.

Bà Ngô Tường Vy - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cho rằng, đối với ngành trái cây hiện tại cân giải mã 2 vấn đề, đó là sản phẩm trái cây của mình được định vị phân khúc phục vụ khách hàng trên bản đồ thế giới; lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.

Theo bà Vy, để định vị sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, chúng ta cần xem xét và lựa chọn ra 5 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại diện cho thương hiệu trái cây Việt Nam, làm tiền đề cho để phát triển sản phẩm “Made in Vietnam” trong 5 năm tới. Để có thể làm phát hoàn thành được mục tiêu phát triển thương hiệu trái cây “Made in Vietnam" này, chúng ta cần dựa trên 4 trụ cột chính: Nông nghiệp tử tế, nông nghiệp sáng tạo, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp bền vững.

a

Bà Ngô Tường Vy -Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thunhận hoa chúc mừng trong buổi lễ công bố xuất khẩu lô bưởi da xanh đầu tiên sang Hoa Kỳ.

Nhấn mạnh về nông nghiệp sáng tạo, tuần hoàn, bà Vy cho rằng “phải tạo được sự khác biệt để làm nên giá trị cạnh tranh đối với các sản phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới. Thường xuyên cập nhật xu thế tiêu dùng, đầu tư đổi mới công nghệ cả trong canh tác, bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu. Song song đó, phải hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp hiện tại cũng như giảm đi các áp lực về môi trường ở mỗi địa phương, nâng cao được giá trị sản phẩm cho nông dân. Cần có nguồn quỹ để các chuyên gia nghiên cứu sâu về công nghệ dựa trên khảo sát nhu cầu chung của ngành trái cây.

Bên cạnh việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực, bà Vy cũng đề xuất quy hoạch lại vùng nguyên liệu, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của từng địa phương, quản lý chặt chẽ và có chế tài cho việc phát triển giống cây trồng để tránh việc nông dân trồng đại trà, trồng theo xu hướng gây khó khăn trong vấn đề quản lý canh tác và phát triển những loại trái cây không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tạo ra sản phẩm không chất lượng làm ảnh hưởng chung đến chất lượng sản phẩm quốc gia.

Ngoài ra, chúng ta cần tập trung xây dựng diện tích “cánh đồng lớn” để tạo điều kiện cho mô hình liên kết chuỗi phát triển bền vững dựa trên tiêu chí bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp. Sản xuất gắn với tiêu thụ dựa trên nguyên tắc “tuân thủ về tiêu chuẩn minh bạch về lợi nhuận, chế tài đồng bộ”.

Chính phủ cần vào cuộc

TS. Bùi Hồng Quân,hiện xuất khẩu trái cây Việt Nam mới chiếm 1,4-1,5% nhập khẩu thế giới nên thị trường trái cây Việt Nam, đặc biệt là thị trường ĐBSCL còn rất nhiều dư địa để phát triển. Để thương hiệu trái cây ĐBSCL chinh phục thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, ĐBSCL cần có giải pháp phát triển sản xuất trái cây bền vững và chiến lược xuất khẩu vượt qua những hạn chế.

“Một giải pháp khả thi là chuyển đổi cây trồng thành sản phẩm có giá trị cao hơn và tăng cường hỗ trợ cho nông dân trong quá trình chuyển đổi này. Có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa bằng cách tăng cường chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua tăng cường đầu tư vào chế biến và vận tải đa phương thức”, ông Quân đề xuất.

Bên cạnh đề xuất trên, bà Ngô Tường Vy cho rằng, cần xây dựng lại tiêu chuẩn “Vietgap” tử tế và minh bạch, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính và được thế giới công nhận. Với phương châm đồng bộ được giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế, người dân Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để được ăn trái cây tử tế tại chính quê hương mình bằng sự tự hào. Đây cũng là bài học thành công của các sản phẩm đến từ Nhật Bản, Đài Loan với những thương hiệu trái cây Made in Japan, Made in Taiwan. Điều này cho ta thấy khi chính người tiêu dùng tại thị trường nội địa tin tưởng sử dụng các sản phẩm của quốc gia với sự tự hào dân tộc, thì đó là một sự lan tỏa rất lớn về mặt thương hiệu ra thế giới.

Theo bà Vy, để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc của các Bộ ngành có liên quan để cùng phối hợp chặt chẽ cho mục tiêu phát triển chung để giải quyết các vấn đề về nguồn nguyên liệu; nghiên cứu và hỗ trợ về quy trình công nghệ, tập trung nghiên cứu công nghệ chế biến sâu đáp ứng được xu thế tiêu dùng của thế giới; đàm phán mở cửa thị trường, nghiên cứu thị trường, tập trung dữ liệu khuynh hướng tiêu dùng từ các thị trường tiềm năng để đưa ra định hướng sản phẩm tiềm năng, xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ quảng bá hình ảnh sản phẩm quốc gia “Made in Vietnam”.

Đặc biệt là Bộ Tài chính kịp thời có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách vay với lãi suất dưới 6% để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư. “Chặng đường vừa qua khi ứng phó với rất nhiều khó khăn kể cả trước khi dịch COVID-19 diễn ra. Tôi đã nhận ra rất nhiều điểm mạnh mà Việt Nam chúng ta đang có được, điển hình là con số kinh ngạch chúng ta luôn vượt chỉ tiêu, các nhà máy sản xuất chế biến trong lĩnh vực trái cây hầu như đều full công suất, tuy nhiên để phát triển bền vững, không còn 2 từ “giải cứu” thì định hướng và chiến lược phát triển cần có sự quyết liệt hơn nữa của Chính phủ”, bà Vy mong muốn.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm