De Heus cam kết nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam
Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus đầu tư Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Nông / 1.250 con heo giống đi chuyên cơ riêng từ Canada về Việt Nam
Vị thế của De Heus
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, hai đồng Chủ tịch và Tổng Giám đốc toàn cầu của Tập đoàn Hoàng gia De Heus Hà Lan là ông Co De Heus và Koen De Heus đã có hàng loạt buổi làm việc từ Bộ NN&PTNT, Hội Nông dân Việt Nam và các địa phương, như: Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Gia Lai.
Bộ trưởngNN&PTNTLê Minh Hoan tiếp đoàn lãnh đạo toàn cầu của De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn.
Trong tất cả các buổi gặp gỡ này, hai vị lãnh đạo toàn cầu của De Heus đều nhận được sự tiếp đón nhiệt thành từ những lãnh đạo cao nhất. Điều này cho thấy vị thế của De Heus, một trong 10 tập đoàn chăn nuôi hàng đầu thế giới.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn rất ấn tượng về vị thế của De Heus. Ở quy mô toàn cầu, sản phẩm của De Heus hiện đang có mặt ở hơn 75 quốc gia, với hơn 100 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hà Lan, Ba Lan, Indonesia, Serbia, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Brazil, Nga, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Myanmar, Ấn Độ, Campuchia và đặc biệt là Việt Nam.
Tại buổi tiếp và làm việc với 2 vị lãnh đạo cao cấp nhất của Tập đoàn De Heus, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chúc mừng thành công sau hơn 13 năm có mặt tại Việt Nam, De Heus đã vươn lên là công ty có quy mô sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản lớn nhất hiện nay với 23 nhà máy và nằm trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Hoàng gia De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đến thăm và làm việc tại Hội Nông dân Việt Nam.
“Với những hỗ trợ từ De Heus, thông qua Tập đoàn Hùng Nhơn, ngành chăn nuôi của Việt Nam, đã từng bước khẳng định được vị thế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điển hình là sự xuất hiện của chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại các tỉnh Tây Nguyên”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
“Trải thảm đỏ” mời De Heus
Là một trong những địa phương được De Heus và Hùng Nhơn chọn điểm đầu tư với dự án Bel Gà, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao nỗ lực của De Heus trong việc mang lại “luồng gió mới” cho ngành chăn nuôi tại địa phương.
Từ kết quả này, ông Ngọc cam kết sẽ nỗ lực tối đa tạo điều kiện cho De Heus đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan chức năng cũng sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đầu tư với thời gian sớm nhất có thể. Qua đó, hy vọng Tây Ninh là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp, trong đó có De Heus.
Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Hoàng gia De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đến thăm và làm việc tại UBND tỉnh Đồng Nai.
Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2025, trong đó lưu ý vấn đề nâng chất các hoạt động chăn nuôi, bảo vệ môi trường, kiểm soát thú y, kiểm soát giết mổ và xây dựng hình thành các chuỗi liên kết phù hợp nhất. Theo ông Phi, đây là những lĩnh vực mà De Heus có kinh nghiệm và thế mạnh. Chính vì vậy, UBND tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để tập đoàn đến từ Hà Lan mở rộng đầu tư tại Đồng Nai.
Tại buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long, 2 vị Chủ tịch của De Heus cũng nhận được sự tiếp đón trọng thị từ lãnh đạo UBND tỉnh. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Vĩnh Long chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mang tính chiến lược để phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.
“Chiến lược phát triển nông nghiệp của Vĩnh Long phù hợp với thế mạnh của De Heus và Hùng Nhơn, nhất là lĩnh vực sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp người dân và doanh nghiệp địa phương cùng phát triển”, ông Lữ Quang Ngời chia sẻ.
Hỗ trợ nông dân thay vì cạnh tranh
Đáp lại tình cảm chân thành từ các lãnh đạo bộ, ngành và địa phương, hai vị lãnh đạo cao cấp của De Heus đã cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Theo ông Co De Heus, là tập đoàn gia đình ở Hà Lan, De Heus có định hướng phát triển khác so với các doanh nghiệp, tập đoàn khác trên thế giới. De Heus đặt ra mục tiêu sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết từ người chăn nuôi với công ty giống, công ty giết mổ đến nhà phân phối trong từng sản phẩm.
Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Hoàng gia De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đến thăm và làm việc tại UBND tỉnh Tây Ninh.
"Chúng tôi hiểu rõ doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được khi có mối quan hệ chân thành với nông dân. Triết lý làm việc của De Heus là làm những thứ mà chúng tôi có thế mạnh, mà thế mạnh của De Heus là lĩnh vực chăn nuôi. Nên chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho người chăn nuôi. Làm những gì tốt nhất để giúp nông dân, giúp người khác đấy là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp phát triển. Chúng tôi tin rằng sự phát triển vững chắc của nông dân tạo nền tảng cho sự phát triển nông thôn. Sự phát triển thịnh vượng nông thôn sẽ là yếu tố tạo nền tảng cho sự phát triển xã hội", ông Koen De Heus chia sẻ.
Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus khu vực châu Á, cho rằng, để nông dân thoát khỏi sản xuất nhỏ lẻ, chuyển sang quy mô lớn hơn thì cần phải có vốn, công nghệ, kỹ thuật. Ở khía cạnh này De Heus và ngành nông nghiệp Việt Nam có chung mục tiêu.
“De Heus mong muốn hợp tác với các bộ ngành và địa phương để hỗ trợ nông dân nhiều hơn. Mục tiêu là hỗ trợ các nông hộ tiếp cận, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chăn nuôi và cùng tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân”, ông Gabor Fluit cam kết.
Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Hoàng gia De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đến thăm và làm việc tại UBND tỉnh Vĩnh Long.
Là đối tác chiến lược của De Heus tại Việt Nam, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, chiến lược kinh doanh của De Heus là không cạnh tranh với người nông dân mà là cùng đồng hành, hợp tác và hỗ trợ họ. Đây chính là lý do Hùng Nhơn "bắt tay" với De Heus thông qua chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại các tỉnh Tây Nguyên.
“Trong thời gian tới, De Heus và Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống lợn cụ, kỵ quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Sau dự án tại Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, chúng tôi sẽ triển khai tại Đắk Nông và Kon Tum, nâng tổng công suất lên mức 10.000-15.000 con giống cụ, kỵ và từ 100.000-120.000 con giống ông, bà”, ông Hùng cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo