Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu gấp 5 lần vốn chủ sở hữu

Mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

VinFast 6 tháng đầu năm 2020: Bứt phá ấn tượng bất chấp đại dịch / Foxconn rót 1 tỷ USD để làm iPhone ở Ấn Độ

Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020.

Tiền huy động từ trái phiếu đổ mạnh vào bất động sản

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp do nhóm ngân hàng và bất động sản (BĐS) phát hành trong tháng 6/2020 ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ đầu năm về lượng huy động thành công.

Thống kê tình hình phát hành trái phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong tháng 6/2020 ghi nhận 182 đợt đăng ký chào bán với tổng giá trị 61.104 tỷ đồng. Trong đó, số đợt thành công là 136 đợt với tổng giá trị phát hành thực tế 42.473 tỷ đồng.

 

Các tổ chức tín dụng dẫn đầu về quy mô phát hành trái phiếu thành công với giá trị đạt 20.536 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,35% tổng lượng phát hành thành công. Nhóm BĐS xếp vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng 25,68%, tương ứng với giá trị phát hành 10.905 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, giá trị phát hành thành công của nhóm BĐS là 45.592 tỷ đồng, đứng sau các tổ chức tín dụng (47.347 tỷ đồng). Một số doanh nghiệp BĐS có lượng phát hành thành công lớn như: Công ty CP City Garden (1.598 tỷ đồng), Công ty CP Kita Invest (2.100 tỷ đồng), Công ty CP Vinhomes (hơn 8.000 tỷ đồng), Công ty CP Phát triển Golf Thiên Đường (2.681 tỷ đồng)…

Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng năm 2020 so với cùng kỳ có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.

Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến 6 tháng năm 2020.

Có thể thấy, thời gian qua huy động qua kênh trái phiếu tăng mạnh, đáng lưu ý để thu hút được vốn, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức lãi suất cao. Vì vậy, số lượng nhà đầu tư cá nhân vẫn lao vào đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ngày càng tăng.

 

Mỗi đợt phát hành trái phiếu cách nhau 6 tháng

Trước tình trạng đó, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra nhiều cảnh báo cho nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành trái phiếu như đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ... Còn nhà đầu tư cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu...

Mới đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 81 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có nhiều quy định mới.

Cụ thể, Về giao dịch trái phiếu, theo quy định mới trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.

 

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định 81. Cùng với đó, phải thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có)

Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Cụ thể, mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.

Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch Chứng khoán để Sở Giao dịch Chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm