Hỗ trợ doanh nghiệp

Gỡ thủ tục để “cứu” doanh nghiệp

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn và đang rất cần những giải pháp mạnh để "gượng dậy".

Dấu ấn Aqua City: Vận hành chuyên nghiệp từ hệ sinh thái toàn diện / Tạo điều kiện để doanh nghiệp huy động vốn đầu tư hạ tầng giao thông

Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp đang còn cầm cự, hoạt động để tồn tại cũng không dễ dàng gì.

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn, rất cần những giải pháp mạnh. Theo đó, cùng với việc hỗ trợ trực tiếp thông qua chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, như đẩy mạnh đầu tư công, giãn, hoãn nợ, hỗ trợ về lãi vay, miễn giảm thuế và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội... thì tăng cường cải cách thủ tục, nhất là cởi bỏ những thủ tục phiền hà “đẻ” ra trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua là vô cùng quan trọng.

Chỉ tính riêng tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh. Trong đó, sản xuất công nghiệp tháng 8 đã giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh hơn 85% giá trị xuất khẩu từ các ngành công nghiệp chế biến thì khó khăn của ngành này đã kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới hơn 3,71 tỷ USD…

Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân căn bản được chỉ ra chính là do các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 quá cứng nhắc đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN và thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), các hộ kinh doanh.

Phó Chủ tịch, Tổng thư kýHiệp hội DNNVV Hà Nội Mạc Quốc Anh, cho rằng: "Giải pháp căn cơ nhất hiện nay đối với doanh nghiệp chính là phải thông thương được. Để bán được hàng thì phải có những vùng xanh an toàn để cho các doanh nghiệp có thể phân phối lượng hàng bán được.

Có những hàng không thiết yếu thì vẫn phải cho doanh nghiệp cung ứng vào thị trường vùng xanh. Bây giờ, không phải mặt hàng thiết yếu thì không được giao thương, vậy doanh nghiệp sản xuất ra làm gì. Do đó tôi mong muốn là mấu chốt hiện nay, đó là phải để cho doanh nghiệp bán được hàng, tiêu thụ được hàng hóa...".

Dẫn chứng về các khó khăn của doanh nghiệp, từ việcbảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuấtphảiáp dụng nhiều quy định về phòng dịch và phân luồng giao thông của các địa phương, đặc biệt là khó khăn trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, đến nhữngkhó khăn về việc bố trí sản xuất an toàn trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệpphải đóng cửa do không áp dụng được phương án sản xuất “3 tại chỗ” do số lượng lao động tập trung rất lớn (có thể lên tới hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn lao động), quy mô cơ sở vật chất thiếu thốn, chi phí tổ chức tăng cao, rồikhó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất, hay thị trườngtiêu thụ...

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, đại diện cơ quan thường trực của Tiểu ban sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ cho rằng, các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành không quy định thêm “giấy phép con” để tăng rào cản, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các lực lượng thực thi phòng chống dịch cũng như doanh nghiệp và người dân hiểu đúng chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành để lưu thông hàng hóa thông suốt, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế…

"Tôi lấy ví dụ, hiện nay vẫn còn có một số địa phương, cán bộ công vụ chưa nắm được chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ về lưu thông hàng hóa. Hiện nay,chỉ trừ là nhữngmặt hàng cấm thikhông được lưu thông, còn tất cả các mặt hàng còn lại đềuđược phép. Việc chúng ta kiểm soát để phòng chống dịch bệnh là đối với người lái xe, phụ xe, kể cả đối với lực lượng shipper thì phải giám sát chặt chẽ" -Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Chỉ tính riêng tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh.

Chỉ tính riêng tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh.

Nhấn mạnh “lưu thông hàng hóa quan trọng như mạch máu trong cơ thể con người, nếu không vận hành được thì doanh nghiệp cũng không hoạt động được”, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng quan điểm với các chuyên gia khi cho rằng, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của nhiều tỉnh đã “thụt lùi” bởi tác động của COVID-19, thậm chí đã có rất nhiều thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp, khiến khó khăn thêm chồng chất khó khăn.

 

Theo ông Anh Tuấn: "Có lẽ điều lo lắng, trăn trở của nhiều người trong thời gian vừa rồi là sự thay đổi quá nhanh, không nhất quán hay tính tin cậy thấp của các thủ tục mà nhiều cơ quan ban hành trong thời gian phòng, chống dịch bệnh vừa rồi.

Cũng có nhiều chính sách được ban hành rấttốt, nhưng cũng có nhiều chính sách mà cáccơ quan cấp địa phương ban hànhthể hiện sự thiếu cân nhắc và cũng tương đối tùy tiện... Đúng là đã có nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài họ rất lo ngại khi một lãnh đạo cấp sở, cấp huyện có thể tự ra quyết định đóng cửa doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp rất lớn và người ta đã nỗ lực để đáp ứng các điều kiện nhưng vẫn có thể bị đóng cửa.

Chính những hệ lụy như vậy cũng khiến nhà đầu tư lo ngại. Cho nên chúng tôi cho rằng cần phải có những chuẩn bị bài bản hơn, thống nhất hơn để trong giai đoạn tới cần phải thích nghi tốt với dịch. Và nếu đưa ra một quy trình, thủ tục thì cần phải có những tiêu chí họ rõ ràng, có tính tin cậy cao và giảm xin – cho. Thời gian tới đây rõ ràng là một điều mà chúng ta phải cải thiện rất nhiều".

Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thông tin về khả năng GDP cả năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 3,5-4%, với điều kiện phải kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9 để sớm chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV. Đồng thời với đó, các địa phương phải đảm bảo tính thân thiện, đồng hành, sẵn tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các dẫn chứng cũng chỉ ra, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song những đề xuất về các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68/2020 của Chính phủ về chương trình cắt giảm các thủ tục hành chính thời gian qua cũng chưa thấy có sự đột phá hay những chuyển biến đáng kể. Trong bối cảnh doanh nghiệp đã rất khó khăn vì dịch bệnh thì những giải pháp cải cách cần phải làm tốt hơn, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm