Hỗ trợ doanh nghiệp

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán - giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán được đánh giá là giải pháp huy động vốn mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Gạo ST24, ST25 bị "hớt tay trên": Bảo hộ sở hữu trí tuệ nông sản trở thành vấn đề cấp bách / Doanh nghiệp Áo kỳ vọng những cơ hội lớn từ thị trường Việt Nam

Trong bối cảnh mới, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay.

Khảo sát của VCCI cho thấy, bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch Covid-19 thì gần 50% doanh nghiệp thiếu hụt nguốn vốn và dòng tiền kinh doanh. Việc doanh nghiệp dựa quá nhiều vào vốn vay, trong đó chủ yếu vay qua các tổ chức tín dụng thay vì vốn chủ sở hữu cũng khiến các doanh nghiệp dễ dàng gặp rủi ro hơn liên quan đến nguồn vốn, dòng tiền kinh doanh.

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch Covid-19, việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay. (Ảnh minh họa)

Cấu trúc thị trường vốn của Việt Nam đã được định hình rõ rệt với hai cấu phần chính là thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng trung – dài hạn nhằm tạo kênh dẫn vốn hữu hiệu cho chính phủ, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường vốn đang đối mặt với nhiều thách thức, nguồn vốn của doanh nghiệp cần được xem xét lại ở cả góc độ cơ cấu, mục tiêu và cách thức huy động vốn.

Hiện nay, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị quá tảido vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Do tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để bảo đảm có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn (chủ yếu vay tiền trong dân), lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp; mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, quy mô thị trường vốn trong nước vẫn thiếu tính ổn định; các sản phẩm chưa đa dạng, chế tài chưa đủ sức răn đe; nền tảng nhà đầu tư chưa bền vững… Do đó, để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp cần minh bạch về hoạt động và báo cáo tài chính; chủ động tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ tài chính, bảo lãnh tín dụng… các cơ quan quản lý cần mạnh mẽ và xây dựng các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn để các chính sách hỗ trợ tài chính dễ dàng được tiếp cận với các doanh nghiệp.

Ông Cấn Văn Lực nêu thực tế: "Năm ngoái của chúng ta có gói an sinh xã hội 16 nghìn tỷ đồng, cho vay lãi suất 0% nhưng điều kiện đưa ra không phù hợp, chính vì thế mà doanh nghiệp không tiếp cận được. Do đó, bây giờ chúng ta phải thiết kế lại cho phù hợp hơn, quy trình phải rút gọn hơn, tinh giản hơn. Việc phối hợp chính sách cần thực hiện để giải quyết yêu cầu giãn, hoãn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phải được đẩy mạnh".

Đối với các nước phát triển, để huy động nguồn vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp sẽ thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) để có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách thức này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình.

 

Tuy nhiên ở Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau các doanh nghiệp lại chủ yếu vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Điều này dẫn tới hệ quả là chi phí vốn vay cao, áp lực trả nợ lớn, tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán hiện nay còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ huy động vốn qua thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn ở mức thấp. (Ảnh minh họa)
Tỷ lệ huy động vốn qua thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn ở mức thấp. (Ảnh minh họa)

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Tài chính Green+, đồng thời cũng là Chủ tịch Câu lạc bộ Các Nhà Kinh Tế (VEC) nhận định, doanh nghiệp đang kinh doanh trong một môi trường thay đổi và bất ổn cùng nhiều thách thức khác nhưng khủng bố quốc tế, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng… Nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp hiện nay đang rất lớn.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, theo ông Đặng Đức Thành, phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể: Xác định cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Đồng quan điểm trên, TS. Lê Anh Tú, Cố vấn cấp cao PwC Việt Nam cho biết, trên thế giới, sau ảnh hưởng của Covid-19, các doanh nghiệp có xu hướng tiếp cận các kênh huy động vốn phi ngân hàng như: thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và kể cả các kênh phi truyền thống khác như gọi vốn cộng đồng, gọi vốn thông qua tiền mã hóa…

 

TS. Lê Anh Tú cho hay, sau đại dịch, sự suy giảm giá trị tài sản tiếp tục làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Bởi vậy nên khu vực kinh tế này đang và sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn truyền thông theo kênh ngân hàng.

Để đáp ứng nhu cầu của thế giới trong bối cảnh hậu dịch Covid-19, ngành dịch vụ tài chính đã có sự thay đổi nhanh chóng và chuyển dịch từ tương tác trực tiếp với khách hàng sang hoạt động dựa trên nền tảng và hệ sinh thái, với quan điểm tập trung phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt; lấy khách hàng làm trung tâm và sản phẩm có tính cá nhân hóa cao; đơn giản hóa mọi quy trình thông qua tiền tệ số hóa… Nhiều công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã lên ngôi từ xu hướng này và cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng. Song song đó, chính các ngân hàng truyền thống cũng buộc phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng để giữ lợi thế cạnh tranh, TS. Lê Anh Tú nhìn nhận.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm