Hỗ trợ doanh nghiệp

Những kết quả khả quan của chương trình SDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Trong 2 năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, với sự tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, để triển khai chương trình SDP.

Đã gia hạn, giảm, miễn khoảng 100 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí / BRG Retail khai trương BRGIntershop - Cửa hàng chuyên doanh thực phẩm nhập khẩu đầu tiên tại Hà Nội

Với sự tham gia tư vấn của chuyên gia quốc tế, 8 doanh nghiệp đa quốc gia chọn ra 45 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để từng bước cải thiện năng lực của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Hiện chương trình phát triển nhà cung ứng (SDP) đã gần kết thúc và ghi nhận một số kết quả khả quan.

Hiệu quả bước đầu chương trình SDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng

Cuộn đồng gồm 100 cọng dây dùng cho các loại máy biến thế trong các thiết bị sạc nhanh... là sản phẩm mới của doanh nghiệp Tiến Thịnh tham gia được vào các chuỗi cung ứng toàn cầu ngay trong năm nay.

Doanh số mỗi tháng của doanh nghiệp hiện đạt 4 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng dự báo hơn 50% một năm. Yếu tố góp phần giúp doanh nghiệp sớm ra đời được sản phẩm tiềm năng đáp ứng nhu cầu của đối tác ngoại là nhờ chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp do Bộ Công Thương phối hợp với tổ chức IFC.

Được hướng dẫn phát triển sản phẩm mới theo một "quy trình ngược", đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm ít nhất 30% thời gian triển khai so với trước đây.

"Nếu không có SDP hỗ trợ Tiến Thịnh sẽ loay hoay, tốn khá nhiều thời gian. Thay vì mình cứ phải hỏi khách hàng thông số chất lượng như thế nào, mò từng bước, cuối cùng mới ra thì nay đi quy trình ngược, khách hàng đưa cho mình những sản phẩm mà họ cần, sau đó cùng với mình đi ngược trở lại hay hơn là đi xuôi", ông Nguyễn Ngọc Tịnh - Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại Tiến Thịnh nói.

Những kết quả khả quan của chương trình SDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Nhờ chương trình SDP năng suất của nhiều doanh nghiệp tăng lên. Ảnh minh họa - Dân trí.

Gần 3 tháng trước, hai công đoạn ép lưu hóa cao su và cắt sản phẩm tại doanh nghiệp cao su nhựa Tương Lai nằm tách biệt trong nhà máy. Nay khi được sắp xếp đối diện nhau đã góp phần giúp năng suất của doanh nghiệp có thể tăng đến 35%.

Nhìn qua tưởng là sự thay đổi đơn giản nhưng lãnh đạo doanh nghiệp đã mất đến 12 năm không thể thực hiện được cho đến khi tham gia chương trình SDP hướng dẫn cách tính toán tổng thể sao cho đúng. Sự thay đổi này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh hơn, lượng hàng chiếm tỷ trọng 30% là vào chuỗi cung ứng để xuất khẩu đi Nhật, Ý...

Ông Trương Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Cao su Nhựa Tương Lai cho hay: "Thông qua chương trình SDP chúng tôi đã xâu dựng được cơ sở dữ liệu trong sản xuất, từ đó tính toán lại, giờ không còn ùn tắc trong sản xuất".

Hay như doanh nghiệp Technokom, cũng nhờ sắp xếp lại máy móc trong nhà máy, không chỉ năng suất tăng, mà lượng tồn kho mỗi công đoạn giảm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn linh kiện ống xả, xuống chỉ còn chưa đến 10 linh kiện.

"Chúng tôi tính toán được các dòng chảy giá trị với các dòng sản phẩm, họ sản phẩm khác nhau để giảm thời gian công đoạn băng chuyền, giảm tồn kho, giảm nhân lực cũng như tính toán công năng sử dụng máy phù hợp nhất", ông Hoàng Văn Kết, Phó Giám đốc Sản xuất, Công ty CP Technokom cho biết.

 

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hướng tới chuẩn mực quốc tế

Triển vọng thấy rõ nhưng một con số đáng lo ngại từ chương trình phát triển nhà cung ứng SDP đó là điểm trung bình của doanh nghiệp Việt hiện chỉ đạt khoảng 30/195 điểm, tức khoảng cách còn rất xa so với chuẩn mực quốc tế. Nhiều điểm yếu của doanh nghiệp đã được thẳng thắn chỉ ra.

Tìm thấy được nhiều nhà cung ứng hơn sau chương trình SDP nhưng theo đại diện các doanh nghiệp đa quốc gia vấn đề quan trọng nhất các nhà cung ứng Việt cần lưu tâm đó là tư duy tự cải tiến thường xuyên, liên tục và cái tiến một cách thực chất.

Thang điểm trung bình của doanh nghiệp Việt được chuyên gia chương trình SDP đưa ra là 30/195, đồng nghĩa với mức 'Không có khả năng cạnh tranh".

Ông Roger Burghall, Chuyên gia tư vấn cấp cao, SDP nói: "Đa phần doanh nghiệp hỗ trợ vẫn bị động trong tiếp cận doanh nghiệp đa quốc gia, vẫn có tâm lý chờ đợi đơn hàng đến với mình. Bên cạnh năng suất, quản lý chất lượng, cần phải cải thiện chiến lược kinh doanh và năng lực quản lý khách hàng nữa".

 

Những kết quả khả quan của chương trình SDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt - Ảnh 2.

Triển vọng thấy rõ nhưng một con số đáng lo ngại từ chương trình phát triển nhà cung ứng SDP đó là điểm trung bình của doanh nghiệp Việt hiện chỉ đạt khoảng 30/195 điểm. Ảnh minh họa - Dân trí.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt quy mô vừa và nhỏ hiện vẫn gặp khó với bài toán "con gà - quả trứng" trong đầu tư thiết bị máy móc. Bởi có đầu tư thì mới có đơn hàng, nhưng ngược lại, có đơn hàng mới dám đầu tư được.

Bộ Công Thương hiện đang hoàn thiện để sang năm dần đưa vào 5 trung tâm nghiên cứu cơ khí và dệt may, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Cùng với đó làm việc với các Bộ, ngành khác để đưa ra chính sách cấp bù lãi suất, nhằm hỗ trợ nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình Phát triển nhà cung ứng SDP hiện cũng mới chỉ là một trong nhiều kênh Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý và hiệp hội đang thực hiện, để nâng cao năng lực kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Những đánh giá cụ thể hơn về ngành này cũng là đòi hỏi thiết yếu, để thực sự đối chiếu một cách định lượng được với mục tiêu đặt ra là tới năm 2025, doanh nghiệp hỗ trợ Việt sẽ đáp ứng được tới 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất nội địa.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm