Độc lạ cây đại thụ "hai chân" như sải bước trên cánh đồng, cao bằng nhà 7 tầng
Bị mỉa mai rảnh rỗi, người nông dân vẫn quyết đào cây gỗ đen lên, ai ngờ lại là báu vật 1.752 tỷ / Cô gái bắt gặp loài vật quý hiếm trên thân cây gỗ, được mệnh danh là ‘đặc sản tới từ địa ngục’
Một cây rata cổ thụ đứng đơn độc như đang sải bước trên cánh đồng vừa nhận được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi cây của năm tổ chức tại New Zealand.
Hiệp hội trồng trọt New Zealand nơi tổ chức cuộc thi tôn vinh các loại cây của quốc gia này, cho biết, cây rata phương bắc có sức chịu đựng phi thường, thu hút người xem nhờ dáng vẻ độc đáo và câu chuyện cuộc đời hấp dẫn.
Cây như sải bước trên đường (Ảnh: Gareth Andrews).
Cây có chiều cao khoảng 32m tương đương với tòa nhà 7 tầng, mọc giữa bãi đất trống cạnh nghĩa trang gần thị trấn Karamea thuộc vùng ven biển phía tây của Đảo Nam. Gọi là cây đại thụ bởi nó đã tồn tại ở đây suốt nhiều thế kỷ.
Với bộ rễ và cành dài chĩa sang 2 bên ở gần gốc nên nhìn từ xa, cây rata phương bắc như biết đi, mang dáng vẻ đang sải bước trên đường. Hiện các chuyên gia chưa tính được chính xác độ tuổi của "cây biết đi" nhưng theo ban tổ chức cuộc thi, đây là cây duy nhất còn sót lại trong khu rừng cổ xưa từng bị chặt phá cách đây 150 năm.
Nhận được 42% số phiếu bầu chọn từ cộng đồng, "cây biết đi" đã nhận giải thưởng "Cây của năm 2024", qua đó đánh bại nhiều cây nổi tiếng khác như cây liễu nổi lên trên hồ nước Wanaka.
Cây rata phương bắc là một trong những loài cây có hoa cao nhất ở New Zealand. Nó bắt đầu cuộc sống như thực vật biểu sinh, sống gắn liền với một cây chủ khác.
Cuối cùng khi rễ của nó chạm xuống mặt đất sẽ bao bọc lên vật chủ ban đầu. Loại cây này có thể sống tới 1.000 năm. Dù chưa rõ tuổi nhưng sự tồn tại của "cây biết đi" được xác nhận ít nhất xuất hiện từ năm 1875. Đến nay, cây vẫn còn xanh tốt và ra hoa đều đặn.
Ông Pete Curry, người địa phương ở Karamea, cho biếtgia đìnhđã dọn sạch đất trồng cây khi họ tới vùng này vào năm 1875.
"Theo lời kể của các thế hệ trước, đất của vùng này xưa kia rất rậm rạp toàn cây bụi. Sau đó ông cố của tôi cùng anh em đã dọn sạch để làm đất nông nghiệp, nhưng để lại cây rata chứ không chặt bỏ", ông Pete kể lại.
Kể từ đó tới nay dù hàng trăm năm trôi qua, nhiều biến cố lịch sử xảy ra nhưng cây rata vẫn đứng đó. Hiện tại, nó vẫn trơ trọi một mình giữa đồng không mông quạnh.
Được biết, loài cây rata phương bắc vốn là cây đặc hữu ở New Zealand. Chúng từng là loài cây phổ biến nhất trong các khu rừng ở nước này. Nhưng vài thập kỷ trở lại, phạm vi phân bố của chúng giảm dần và nằm trong danh sách những loài thực vật dễ bị tổn thương. Trong đó, nạn chặt phá rừng là mối đe dọa nguy hại nhất với chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán