Khám phá

Tây Du Ký: Bồ Đề Tổ Sư có xuất hiện khi Tôn Ngộ Không sắp chết?

Là người thầy đầu tiên, người truyền đạo và cũng là người đã đuổi Tôn Ngộ Không ra khỏi Linh Đài Phương Thốn, liệu Tôn Ngộ Không gặp hiểm nguy cận kề cái chết, Bồ Đề Tổ Sư có ra mặt giúp đỡ hay không.

Tây Du Ký: Hé lộ chân tướng 2 cao thủ khiến Phật Tổ Như Lai để mắt đến / Xếp hạng 4 Thần Thú trong Tây Du Ký, bất ngờ với vị trí thứ nhất

Tôn Ngộ Không là con khỉ đá thác sinh do Trời – Đất, được thiên địa hoá dục mà thành, vốn sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời.

 Bồ Đề Tổ Sư và Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư và Tôn Ngộ Không.

Bẩm sinh căn cơ tốt phi thường, sớm ngộ lẽ vô thường, tầm sư học Đạo. Lênh đênh trên biển lớn, cuối cùng Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Khi đặt tên cho Ngộ Không, Bồ Đề tổ sư đã xuất phát từ chữ "Tôn" trong "Hồ Tôn" nghĩa là khỉ. "Không" là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo, là hoàn toàn vô niệm. Chỉ khi đạt đến trạng thái "Không" này, người tu luyện mới có thể thực sự trở về với chân ngã và bản nguyên cao quý của chính mình.

Căn cơ phi phàm là thế, nên ngay từ khi vừa mới bước chân vào tu luyện, Ngộ Không đã có thể hiển tài năng hiếm có, đạt đến một tầng thứ rất cao, có thể làm náo động thiên cung mà không một vị thần tiên nào thu phục được.

Bồ Đề Tổ Sư hỏi "Nhà ngươi tên gì?", Thạch Hầu nhanh miệng trả lời ”Con không có danh tính. Nếu người khác chửi con, con không thấy phiền não; nếu người khác đánh con, con cũng không tức giận; chỉ là lấy lễ đáp lại là được. Một đời không có tên".

Chỉ một câu nói của con khỉ đá, Bồ Đề Tổ Sư đã phát hiện được căn cơ của Thạch Hầu, Bồ Đề tổ sư đã truyền dạy đạo pháp trường sinh cùng 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát).

 

Thế nhưng, vì ngông ngạo khoe khoang, Bồ Đề Tổ Sư biết chuyện quát đuổi những khác đi và gọi Ngộ Không tới quở phạt: "Ngộ Không, lại đây! Ta hỏi ngươi sử dụng tinh thần thế nào? Biến thế nào ra cây tùng? Công phu ấy có thể đùa cợt trước mặt mọi người sao? Giả sử ngươi thấy người khác có, ắt phải cầu người ta. Người khác thấy ngươi có, ắt phải cầu ngươi. Nếu ngươi sợ tai vạ, ắt phải truyền cho người ta. Nếu không truyền sẽ bị hại, tính mệnh nhà ngươi khó mà giữ nổi".

Cuối cùng tổ sư bèn đuổi Ngộ Không đi, hơn thế, tổ sư còn bắt Ngộ Không thề rằng về sau có xảy ra chuyện gì cũng không được nói y là đệ tử của ông.

Năm đó khi đuổi Tôn Ngộ Không ra khỏi sư môn, Bồ Đề Tổ Sư đã cảnh báo Ngộ Không rằng:"Ngươi đi rồi sau này ắt sẽ gây họa, tuyệt đối không được nói ta là sư phụ ngươi, nếu nhắc tên ta nửa chữ, ta sẽ biết và xuất hiện, khiến cho linh hồn người bay xuống Cửu U, vĩnh viên không được chuyển kiếp".

Và có lẽ, Bồ Đề Tổ Sư đã đoán được mệnh kiếp, nước đi của Tôn Ngộ Không.

Câu nói này nghe có vẻ răn đe gạt tình nhưng thực chất ngầm báo với đồ đệ rằng: “Nhà ngươi nếu gặp bất kì điều gì bất trắc, hãy gọi tên ta, ta sẽ cứu giúp. Dù cho đối diện thời khắc sinh tử thì Tôn Ngộ Không cũng tuyệt đối không sợ rơi xuống Cửu U, chỉ cần nhìn thấy Bồ Đề là coi như đã có thêm cơ hội bảo toàn tính mạng”.

 

Bồ Đề Tổ Sư hoàn toàn không ngại xuất hiện trước Tam Giới, không sợ bộc lộ danh tính bản thân và những lúc cấp bách Ngộ Không hoàn toàn có thể nhắc đến tên ông.

Vì vậy lời cảnh báo của sư phụ Bồ Đề trước khi đuổi Tôn Ngộ Không cũng như muốn nói với đồ đệ mình rằng: "Sau này dù có gặp nguy hiểm ở đâu, chỉ cần nhắc đến vi sư thì vi sư sẽ ngay lập tức xuất hiện làm chủ cho con".

Thế mới thấy nghĩa thầy trò của Bồ Đề Tổ Sư dành cho người học trò ông dày công chỉ bảo.

Bồ Đề Tổ Sư trong "Tây Du Ký" ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động.

Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là "Linh sơn", "Tà Nguyệt Tam Tinh" chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ "bầu trời". Hợp nhất chúng lại chính là: Thiên Thượng Linh Sơn.

 

Bồ Đề Tổ Sư hẳn là cũng sớm biết được căn cơ của Hầu vương không tầm thường nên cũng đã cố ý đưa ra mấy thứ thuật loại tiểu đạo kia để thử lòng. Khi Ngộ Không từ chối không học, tổ sư cũng tỏ vẻ giận dữ vô cùng.

Bề ngoài thì là giận dữ nhưng trong lòng tổ sư sớm đã chọn Ngộ Không là đệ tử chân truyền. Việc ông cho Ngộ Không mấy gậy "bổng hát" chính là điểm hóa mà trừ Hầu vương ra thì chẳng một ai có thể hiểu.

Bởi vì: "Lúc ấy cả bọn đều oán ghét và khinh bỉ Ngộ Không. Nhưng Ngộ Không chẳng tức giận, chỉ vui cười. Nguyên do Ngộ Không vốn đã ngầm hiểu ý của sư phụ, nên không tranh cãi với chúng bạn, chỉ lặng thinh không nói. Tổ sư đánh ba cái, có nghĩa là bảo phải để ý đến canh ba, chắp tay sau lưng, đi vào bên trong, đóng cửa giữa lại, rồi đi vào lối cửa sau, ở chỗ kín ấy sư phụ sẽ truyền đạo cho".

Lại nói đến chuyện học của Tôn Ngộ Không, có vẻ Bồ Đề Tổ Sư sớm đoán được ý đồ của con khỉ ấy. Đạo gì không học nhất quyết muốn học đạo Trường sinh bất lão.

Tu luyện phép trường sinh ấy kỳ thực chính là thoát khỏi sự khống chế của Ngũ hành, cao hơn nữa chính là vượt ra ngoài Tam giới, không chịu vòng luân hồi, sinh tử để đạt đến quả vị của La Hán, Chân Nhân.

 

Có lẽ ẩn ý của một tiên nhân đắc đạo không phải tầm thường. 72 phép biến hoá thực chất là 72 tâm niệm của con người. Học thần phép là học về Tâm đạo, khiêm tốn.

Tôn Ngộ Không trổ phép thần thông vì sự kích tướng của đồng môn ấy là khoe mẽ, muốn được người khác nịnh bợ. Với người tu hành mà nói, đây là một loại tâm lý hết sức không tốt.

Tuy nhiên, Bồ Đề Tổ Sư đuổi Ngộ Không không phải vì giận, bởi vì vị cao nhân ấy sớm biết rõ tương lai của Tôn Ngộ Không gập ghềnh mà vinh quang.

Bồ Đề Tổ Sư đoán trước được rằng: "Chuyến đi này, hẳn gặp điều không hay, nhà ngươi có gây vạ hành hung cũng không được nói là đồ đệ của ta".

Sau này, quả nhiên Ngộ Không đã gây ra biết bao nhiêu chuyện kinh thiên động địa khiến bản thân bị giam cầm dưới núi Ngũ Hành 500 năm.

 

Đó đã là an bài từ trong số kiếp của y, mệnh trời khó cưỡng, tổ sư dù đoán được trước song thiên cơ bất khả lộ.

Bồ Đề Tổ Sư biết tên đồ đệ này có căn cơ lớn mặc dù ương bướng gây họa nhưng tiềm ẩn cốt cách thăng Phật, có thể tu thành chính quả.

Vậy nên, Bồ Đề Tổ Sư đuổi Ngộ Không đi chẳng qua chính là đặt nền móng cho Ngộ Không, tiễn biệt Ngộ Không trên đoạn đường học Đạo.

Việc Bồ Đề Tổ Sư dạy Ngộ Không 72 phép Địa Sát cũng là trang bị trước cho Ngộ Không chút “vốn liếng” trong cuộc vân du bốn biển dài đằng đẵng kia.

Hơn nữa, Ngộ Không đã tu luyện thành Thái Ất Tiên, về cơ bản đã hoàn toàn khai ngộ trong môn của tổ sư Bồ Đề, giữ y lại trong núi cũng chẳng ích gì.

 

Đã học thành tài, ắt phải có đất dụng võ. Tổ sư đuổi Ngộ Không, bề ngoài nhìn thì là trách phạt nặng nề, khai trừ khỏi sư môn nhưng thực chất là tạo cho y cơ hội lập thành công đức to lớn và tu luyện thêm một lần nữa trong Phật môn.

Ngay cả chuyện yêu ma quỷ quái chặn đường cũng chỉ đơn giản là bài kiểm tra khảo nghiệm lòng kiên định của 4 thầy trò chứ hoàn toàn không dám phá hoại việc đi tìm con đường chân tu.

1
Theo Minh Anh/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm