Tìm kiếm: đền-trần

Sau đợt nghỉ Tết Bính Thân, dư âm Tết, lễ hội đã tạo ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến công việc, sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu các địa phương, đơn vị cơ quan… khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc.
Ngày nay có một nghề chẳng cần phải qua trường lớp chính quy nào mà vẫn rầm rộ, phát triển. Nghề này nở rộ nhất vào đầu năm mới và tháng cuối năm khi nhà nhà đi lễ tạ. Gọi cho sang là nghề thầy cúng, giờ biến tướng còn có tên gọi khác là nghề khấn thuê.
Trao đổi với PV, ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu bắt buộc phải đóng góp 10.000 hay 20.000 đồng mới được phát ấn đền Trần là thương mại hóa lễ hội, mang tính mua bán.
Đêm ngày 14 tại đền Trần, nghi lễ Khai ấn chính thức được tổ chức. Ngay từ chiều lượng người đổ về đền Trần rất đông. Cho tới 8 giờ tối thì cảnh chen chúc đã bắt đầu diễn ra.
Mặc dù Sở VH-TT-DL Nam Định đã ra công văn cấm bán ấn tại đền Bảo Lộc (Nam Định) nhưng người dân vẫn đổ về đây nườm nượp để mua ấn. Nguyên nhân xuất phát từ việc vài năm nay, nhiều người dân và quan chức tin rằng lá ấn tại đền giúp thăng quan, tiến chức.
Phải 22h đêm nay lễ khai ấn mới bắt đầu nhưng ngay từ đầu giờ chiều đã đông nghịt người tới thắp hương lễ bái. Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên báo Doanh nghiệp Việt Nam ghi lại được tại lễ hội khai ấn đền Trần.
Lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng (Bắc Ninh) khai màn cho gần 9.000 lễ hội trong năm, gây “sóng gió” trên dư luận với những luồng ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều ý kiến cần loại bỏ những hủ tục lạc hậu - dù đó là tập quán từ ngàn xưa. Hình ảnh chém lợn một cách dã man mà con người đã hành xử với con vật đã không còn nằm trong lễ hội của một làng, nó đã trở thành sự quan tâm của đông đảo người dân khi mà cuộc sống đang cần cái thiện hiện hữu ngày càng nhiều để loại bỏ cái ác.

End of content

Không có tin nào tiếp theo