Tìm kiếm: ổn-định-kinh-tế-vĩ-mô
DNVN - Năm 2024 Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đề xuất phương án sắp xếp, phát triển doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt.
Những dấu ấn của năm 2023, sự sẵn sàng của các chính sách hỗ trợ và doanh nghiệp đang tạo đà cho tăng trưởng trong năm 2024.
Dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. “Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023”, PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.
Ngành nông nghiệp chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.
Chiều ngày 3/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong nước nhằm triển khai Công điện 1437/CĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
DNVN - Báo cáo tại họp báo Triển khai nhiệm vụ của ngân hàng 2024, sáng ngày 3/1, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhấn mạnh, năm 2024, NHNN triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng cao, ước đạt 3,83%.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước vừa giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Năm 2024, dự báo bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn sẽ đối diện với thách thức khó lường và để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2%; nghiên cứu, đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023.
Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là con người, thể chế và công nghệ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.
DNVN - Phân tích về áp lực lạm phát trong năm 2024, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho rằng, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao sẽ tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng lên; USD tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước...
Năm 2023 khép lại với những "cơn gió ngược", những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc, nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật, những thành tựu đáng tự hào trên mọi lĩnh vực của đất nước trong năm qua.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua việc tăng cung vàng miếng SJC; đồng thời đánh giá việc triển khai Nghị định 24, trong đó sẽ đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng phù hợp. Ông Đào Xuân Tuấn - Vụ Trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) trả lời báo giới về vấn đề này.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân chính khiến giá vàng miếng SJC tăng trong thời gian qua là do yếu tố tâm lý trước đà biến động tăng của giá vàng thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo