Tìm kiếm: Bao-Tiêu
Sản phẩm "Cải bắp Tân Minh Đức" của HTX Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) vừa được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019. HTX được đánh giá là mô hình KTTT tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
Tổ hợp tác thanh niên khởi nghiệp Khánh Sơn tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, không chỉ tiên phong tìm đầu ra cho nông sản của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ bao tiêu sản phẩm do chính thanh niên địa phương sản xuất.
Là HTX đầu tiên của huyện Thuận Châu (Sơn La) nuôi ong theo hướng liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị, HTX Ong Phổng Lái (xã Phổng Lái) đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại thu nhập cao cho các thành viên.
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi từ đất cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Những năm gần đây, người dân xã Hồng Phong (Vũ Thư) thực hiện chuyên nghiệp hóa các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm và linh hoạt đổi mới, tăng cường liên kết góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ thế, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống.
HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) ở thị trấn Cao Phong, Hòa Bình có 7 thành viên, tổng diện tích sản xuất 43,2 ha. Các thành viên HTX luôn có ý thức sản xuất sạch nhằm bảo đảm an toàn lao động và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Gạo Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi do nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên bởi dịch bệnh, đồng thời giá xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Ấn Độ để giành thị phần tại những thị trường lớn, trong khi nguồn cung gạo thế giới dự báo sụt giảm.
HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công là đơn vị đầu tiên của tỉnh Tiền Giang xây dựng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, với sản phẩm gà ta Gò Công – giống gà đặc sản của địa phương.
Cây măng tây và thỏ mà HTX Chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi (xã Nghĩa Dũng, Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chọn làm dự án thoạt nghe tưởng chừng không liên quan đến nhau, nhưng được đánh giá cao vì là mô hình thân thiện với môi trường, đồng thời sản phẩm có đầu ra tương đối ổn định.
Trong khi người nông dân ở nhiều vùng trồng rau phải bán rau với giá rẻ, thậm chí nhiều nơi đang bỏ không thì ở chiều người lại, người tiêu dùng đang phải mua rau với giá khá cao.
Với sự táo bạo, ham tìm tòi, học hỏi cái mới, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Trương Thanh Mai (62 tuổi, ở xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) từ lâu được mệnh danh là tỷ phú cá sấu miền Tây.
Đã có nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ, ruột trắng hay thanh long ruột trắng vỏ vàng nhưng đến nay, tại HTX Thanh long hữu cơ Bạch Đằng (Kinh Môn-Hải Dương) còn thành công với mô hình thanh long ruột tím. Đặc biệt, mô hình sản xuất của HTX còn được đánh giá cao về yếu tố bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20 loại dược liệu quý; trước đây, cây dược liệu được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi. Những năm gần đây, nhiều huyện đồng bằng có diện tích đất bãi, đất đồi núi thấp, cũng đã lựa chọn các loại cây dược liệu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho một số loại cây hiệu quả kinh tế thấp.
Nghỉ công việc tại một cơ quan nhà nước, Nguyễn Thị Thúy Oanh, ấp Đông Bình, xã Đông Phú (Châu Thành, Hậu Giang) lập nghiệp trên mảnh đất quê hương với mô hình nuôi heo rừng, bước đầu cho kết quả tốt.
Trùn quế hay còn gọi là giun quế được nuôi thương phẩm đã giúp một thanh niên khởi nghiệp vươn lên làm giàu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo