Tìm kiếm: Bộ-trưởng-Bộ-NN&PTNT-Lê-Minh-Hoan

DNVN - Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ tại “Hội nghị thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các Vườn quốc gia” ngày 12/8 nhấn mạnh: Tập trung hoàn thành Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030 các vườn quốc gia theo phương thức phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế của từng vườn.
Ở một số địa phương, tình cảnh người nông dân “trắng tay” với vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là khó tránh khỏi khi tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”. Bên cạnh một loạt giải pháp lâu nay được đưa ra để “giải cứu” nông sản thì việc chuyển biến triệt để tư duy của nông dân vẫn cần được lưu tâm nhiều hơn.
Năm 2022, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng từ 6-8% dựa trên nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 có thể khiến mọi con số dự báothay đổi, vì vậy sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng trong việc phát triển thị trường là rất quan trọng.
Sáng 29/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một điểm sáng của ngành trong năm 2021 là kim ngạch xuất khẩu lập kỷ lục mới, dự kiến đạt 48,6 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 41,2 tỷ USD của năm 2020.
Việc truy xuất nguồn gốc được coi là một trong những giải pháp để bảo đảm tính minh bạch hóa của toàn bộ chuỗi cung ứng cho nông sản, giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường dễ dàng truy cập và theo dõi thông tin nông sản từ nơi nuôi trồng, khai thác cho tới khi vận chuyển, chế biến và tung ra thị trường.
Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao.
Từ những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng nông lâm thủy sản thì việc xem xét, đề xuất thêm các chính sách để hỗ trợ cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều này được ví như “liều thuốc” để đối phó với các bất trắc từ đại dịch.
Việc đẩy mạnh kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản của các hợp tác xã thông qua nhiều kênh phân phối từ xuất khẩu, siêu thị tới thương mại điện tử... sẽ tạo được đầu ra vững chắc. Bởi lâu nay, nhược điểm của ngành nông nghiệp là mù mờ về thông tin, dữ liệu, hai bên mua bán không gặp nhau từ kết nối tới chất lượng, giá cả.

End of content

Không có tin nào tiếp theo