Tìm kiếm: Cầu-mưa

Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Goong, Chinh, Goong Xơn Gănt hay còn gọi là Cồng, Chiêng không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn là tài sản vô giá, văn hóa tiêu biểu của người S’Tiêng sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Goong, Chinh được người S’Tiêng lưu giữ, sáng tạo trong suốt quá trình lao động sản xuất, được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Sầm Sơn - vùng đất nhận được nhiều sự ưu ái của thiên nhiên. Là nơi màu xanh của đất trời hòa lẫn với màu xanh của biển. Con người Sầm Sơn chịu khó, cần cù lao động, thân thiện, cởi mở… Sự hòa quện kết tinh giữa thiên nhiên đất trời và con người nơi đây đã để lại những truyền thống văn hóa đặc sắc và có giá trị. Lễ hội bánh chưng bánh giầy Sầm Sơn là sự tiếp nối truyền thống và là kết tinh văn hóa ngàn đời của người dân vùng biển nơi đây.
Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…
Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.

End of content

Không có tin nào tiếp theo