Tìm kiếm: Cục-Chế-biến-và-Phát-triển-thị-trường
Giá cà phê kỳ hạn đang có những chuyển biến tích cực và đang trong xu hướng 'chia tay' dần với mức giá thấp vừa qua nhờ nguồn vốn dồi dào và dễ dàng, lãi suất đồng USD thấp.
Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhẹ do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Đồng thời, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu tốt.
Giá cà phê xuất khẩu giảm, thị trường cà phê trong nước cũng biến động giảm mạnh cùng xu hướng thị trường thế giới. Dự báo, giá cà phê sẽ còn trong chu kỳ suy giảm cho tới cuối năm nay.
Thủy sản Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng với các quốc gia cùng xuất khẩu (XK), khiến mục tiêu kim ngạch XK đạt 10 tỷ USD năm nay sẽ khá chật vật.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam đối diện không ít khó khăn, điển hình nhất là sự sụt giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội lại được mở ra ở những thị trường mới.
Dự báo 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp cạnh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn từ các nước này.
Với lượng tiêu thụ rau quả thế giới ước tính mỗi năm đạt khoảng 240 tỷ USD, các chuyên gia cho rằng là cơ hội lớn của ngành rau quả Việt Nam để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực Á-Âu.
Tháng 9/2019 giá trị xuất khẩu hàng thủy sản đã sụt giảm hơn 10% so với tháng 8/2019, đạt 731,3 triệu USD.
Bối cảnh kinh tế thế giới đang có những biến động và căng thẳng nhất định, nhiều thách thức đặt ra tại các thị trường, tuy nhiên, nó cũng tạo những cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, làm cú hích cho xuất khẩu thủy sản giai đoạn cuối năm.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành rau – hoa – quả xuất khẩu theo hướng hiệu quả, Ban Tổ chức Triển lãm và hội nghị quốc tế về công nghệ sản xuất chế biến rau, hoa, quả (HortEx Vietnam 2020) đã tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề về xuất khẩu tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Hà Nội.
Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững tại các thị trường này, việc nghiên cứu tập quán tiêu dùng và lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp rất quan trọng.
Giá gạo xuất khẩu đang giảm thấp. Nguyên nhân là các thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Indonesia, Banglandesh đều giảm nhập khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá.
Thương mại hai chiều Việt Nam và Hàn Quốc tăng liên tục, hai bên kỳ vọng sẽ đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc khá nhiều mặt hàng, thế nhưng, việc cạnh tranh và tìm chỗ đứng vững chắc vẫn rất gian nan.
8 tháng năm 2019, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm 10% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch xuất rau củ 9 tháng giảm mạnh.
Sau một thời gian dài giữ ổn định ở mốc 45.000 – 50.000 đồng/kg, những ngày đầu tháng 10, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh, thậm chí tăng từng ngày và vượt đỉnh 60.000 đồng/kg. Dự báo giá lợn hơi sẽ không dừng lại ở mức này nếu nguồn cung không được cải thiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo