Tìm kiếm: Chủ-tịch-HoREA
Thị trường bất động sản (BĐS) đang “điêu đứng” vì chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khiến hàng trăm sàn giao dịch ngừng hoạt động, các chỉ tiêu của thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ các năm 2019. Bộ Xây dựng dự báo sẽ tiếp tục gặp khó đến cuối năm 2020.
Phân lô bán nền tại các dự án hiện nay đang để lại nhiều hệ luỵ cho thị trường bất động sản. Do đó, Nhà nước cần cấm phân lô, bán nền để hạn chế đầu cơ và hoang hóa ở các khu đô thị. Đồng thời sẽ loại bỏ được những chủ đầu tư yếu kém về nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Nguyên nhân làm thị trường nhà đất khó khăn, dự án ách tắc là do vướng mắc, chồng chéo, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, thậm chí xảy ra “xung đột” trong một số quy phạm pháp luật.
Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 khi có đến 800/1.000 sàn giao dịch ngừng hoạt động. Trước khó khăn đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "thể chế pháp luật - hành chính", trước tiên là ban hành một Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013.
DNVN - HoREA đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Việc này nhằm tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản vì khối doanh nghiệp địa ốc cũng như nhiều ngành nghề khác đang gặp những khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19.
Thị trường bất động sản quý 1/2020 vô cùng trầm lắng, tháng 3 và nửa đầu tháng 4 gần như bị đóng băng, giao dịch mua bán sụt giảm khoảng 70%. Đã có đến 800 sàn giao dịch bất động sản ngừng hoạt động.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào các đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế giá trị gia tăng của tháng 3-6/2020.
DNVN - HoREA cho rằng quy định cho phép tách thửa đối với “từng loại đất” có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp lợi dụng tách thửa tràn lan và "biến tướng" thành đất ở, gây vỡ quy hoạch phát triển đô thị.
Tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán tính đến 31/12/2019 lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018.
DNVN - Năm 2019 được coi là một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản khi đa số dự án bị đình trệ, doanh nghiệp không chỉ bị chôn vốn mà còn phải chịu phát sinh nhiều chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc. Nhiều người lo ngại, đến 2020, thị trường này còn khắc nghiệt và các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
HoREA lo ngại, trước xu thế sụt giảm của thị trường bất động sản, nhiều dự án nhà ở bị 'đứng hình' do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, điều này có thể dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể phá sản.
DNVN - Hiện có khoảng 130 dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng khi đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đều bị “ách tắc”, lý do Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM không dám nhận hồ sơ của nhà đầu tư.
Chuyên gia cho rằng, cần làm rõ khái niệm về hàng tồn kho trong bất động sản, để tránh nhầm lẫn giữa khái niệm này trong kế toán và khái niệm dùng để đo lường tốc độ bán hàng.
Chủ tịch HoREA: Doanh nghiệp bất động sản phải tuân thủ nhưng đề nghị cán bộ, công chức...hiểu luật!
Chính phủ đã rất nỗ lực kiến tạo môi trường kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu tạo sự bứt phá trong năm 2019. Bộ, ngành và nhiều địa phương vào cuộc quyết liệt, giải quyết một số khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng vì sao đến nay, kết quả còn khá khiêm tốn, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
DNVN - Trước việc nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM không thể triển khai và giải quyết kịp thời. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản đề nghị Lãnh đạo thành phố gặp mặt và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp địa ốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo