Tìm kiếm: Cục-Phòng-vệ-thương-mại
Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Vụ việc phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc dán mác hàng Việt để xuất sang Ấn Độ tiếp tục cho thấy “bóng ma” gian lận xuất xứ vẫn lảng vảng phía trước. Nguy cơ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu, thậm chí là dừng việc cho hưởng ưu đãi thuế quan, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa vẫn luôn chực chờ.
Cùng với các lợi thế về thuế quan trong EVFTA, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đối diện nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại trong thời gian tới.
Một số nguồn thịt gà nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá rất rõ ràng nhưng nhiều năm qua Việt Nam vẫn chưa áp dụng biện pháp phòng vệ nào.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ từ Malaysia.
Cơ quan chức năng Thái Lan cho rằng, sau 6 năm áp dụng biện pháp tự vệ, ngành sản xuất nội địa nước này đã được cải thiện, không có bằng chứng về thiệt hại hay đe dọa nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất nội địa do nhập khẩu tăng, nên không cần thiết phải mở rộng việc thực thi các biện pháp bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu.
Nếu cả giai đoạn 2007-2017 chỉ có 3 vụ việc việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng với mặt hàng gỗ, thì từ 2018 đến nay đã có 4 vụ với sản phẩm này. Vậy đâu là nguyên nhân.
DNVN - Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng đối với sản phẩm gỗ ván ép của Trung Quốc được nhập khẩu từ Việt Nam.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.
DNVN - Với mức độ cắt giảm thuế quan rất cao của EVFTA thì áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hay thậm chí là các doanh nghiệp EU trong một số lĩnh vực cũng sẽ cao hơn, từ đó kéo nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) tăng theo.
DNVN - Bộ Công thương vừa quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, các mức thuế được áp dụng gia hạn kể từ ngày 22/3/2020 đến ngày 21/3/2023, với mức thuế sẽ giảm dần theo từng năm.
Nhiều khách hàng châu Âu, Mỹ đã có động thái tạm hoãn đơn hàng dệt may, da giày... với phía doanh nghiệp Việt Nam. Bài toán thị trường hóc búa một lần nữa được đặt ra với cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp trước tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
Thái Lan đã thông báo kết quả rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép carbon cuộn nguội hoặc không cuộn nguội nhập khẩu từ Việt Nam.
DNVN - Mỹ muốn truy vấn xem sản phẩm của Việt Nam có phải là xuất xứ của Việt Nam hay có từ nguồn gốc khác. Mỹ sẽ cân nhắc liệu có nên cân nhắc áp thuế tương tự như với Trung Quốc hay không trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, và một trong những điểm đến đầu tư mới hấp dẫn nhất là Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo