Tìm kiếm: DN-dệt-may

Để thoát thế khó trong lúc này cho các doanh nghiệp dệt may do tắt nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vì dịch virus Corona, điều quan trọng vẫn là chủ động sớm tìm kiếm nguồn hàng mới an toàn hơn từ những thị trường khác.
Cùng với tình trạng thiếu đơn hàng, thách thức cạnh tranh lao động, vốn và chi phí sản xuất gia tăng đang hiện hữu trong các doanh nghiệp, khiến ngành dệt may lỗi hẹn mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD.
Theo tổ chức IFC, một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới, trong 3 năm qua, chương trình cải thiện hiệu quả tài nguyên Việt Nam đã hỗ trợ 82 nhà máy dệt may và da giày đầu tư vào các biện pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tiết kiệm trung bình được 30 triệu USD/năm nhờ tiết giảm sử dụng nước, năng lượng và hóa chất.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp không được khả quan so với năm 2018.
Dệt may là một trong những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tại tọa đàm "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu", ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương)...
Trước những đòi hỏi cao về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ những thị trường lớn như Mỹ, EU, điều quan trọng nhất là phải có các sản phẩm “Made by Vietnam” (tạo ra bởi người Việt) thay vì “Made in Vietnam” (làm tại Việt Nam) như hiện nay.
DNVN - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đánh đúng vào khâu yếu của doanh nghiệp Việt, đó là khâu dệt vải và nhuộm hoàn tất. Trong khi đó, yêu cầu xuất xứ từ vải đến nhuộm. Điều đó có nghĩa nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ vải thì không được hưởng ưu đãi thuế quan 0%.
DNVN - Trong bối cảnh hội nhập, ngành dệt may Việt Nam được hưởng rất nhiều lợi thế. Song, nếu có lợi thế mà không thực hiện tốt các yêu cầu của đối tác thì tất cả các đơn hàng sẽ bị yêu cầu trả lại. Và khi bị trả lại thì hàng hóa không còn giá "đô" nữa, chỉ còn giá Việt Nam ở mức rất thấp.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (DMVN) trong bốn tháng qua đạt 11,43 tỷ USD, tăng 9,56% so cùng kỳ năm trước, nhưng hàng DMVN vẫn chỉ quanh quẩn ở thị trường truyền thống. Ðể tận dụng tốt cơ hội, nhất là thị trường các nước thành viên Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Australia, Canada...
Đông Âu là thị trường truyền thống, quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên vẫn còn khiêm tốn. Để thúc đẩy hoạt động thương mại hợp tác đầu tư, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các nước khu vực, tổ chức thường xuyên các hoạt động nhằm tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và khu vực Đông Âu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo